Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Vị Thuốc Chữa Viêm Gan Cấp Và Mãn Tính Nổi Tiếng nhất Trong Dân Gian hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Cây hoàng bá mọc ở đâu?

Tại Việt Nam, cây thuốc hoàng bá đã được trồng thí nghiệm tại Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng… thành công, cây mọc tốt và khỏe.

Cây hoàng bá rất ưa khí hậu mát mẻ, chịu được thời tiết lạnh, rét nên thích hợp với các vùng cao trên 1000m. Người ta thường trồng cây bằng hạt, gieo ở vườn ươm, sau 1 năm mới đánh ra trồng.

Thu hái: Người dân sẽ hái vỏ cây hoàng bá trồng trên 10 năm, hái vào màu hạ. Khi thu hái sẽ cạo sạch lớp bần, cắt thành từng miếng rồi phơi khô, sấy khô.

Cây hoàng bá trong tự nhiên

Cây hoàng bá có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, cây hoàng bá có vị đắng, tính hàn sẽ đi vào 3 kinh: thận, tỳ, bàng quang. Có công dụng thanh nhiệt, tiểu tiện ít do viêm bàng quan thấp nhiệt, giúp giảm đau xương âm ỉ, khí âm hư phát sốt… Ngoài ra còn có một số tác dụng sau:

Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng bá có tác dụng kháng được những loại vi khuẩn Gram (+) và Gram(-) trong các loại trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn.

Tác dụng kháng nấm: Dịch chiết và nước sắc từ hoàng bá thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế đối với một số nấm gây bệnh ngoài da.

Tác dụng kháng trùng roi âm đạo: Nước sắc hoàng bá được dùng để ức chế sự phát triển của trùng roi âm đạo, tuy nhiên không mạnh lắm.

Tác dụng hạ huyết áp: Nghiên cứu trên các loại động vật đã chỉ ra rằng, cây hoàng bá có tác dụng làm hạ huyết áp rõ rệt, kéo dài mà không ảnh hưởng đến nhịp tim.

Tác dụng tăng tiết mật: Hoàng bá giúp tăng tiết mật trong giai đoạn điều trị viêm túi mật mạn tính, viêm túi mật do sỏi, viêm gan – túi mật cực tốt. Tuy nhiên nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính.

Tác dụng lợi tiểu: Lợi tiểu, ức chế hoạt tính gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin. Do vậy hoàng bá được sử dụng với một số loại thảo dược khác để điều trị bệnh viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt.

Các bài thuốc chữa bệnh của hoàng bá

Cây hoàng bá chữa bệnh gì? Một số bài thuốc trị bệnh nổi tiếng trong dân gian

  1. Bài thuốc trị lị cấp tính, viêm ruột cấp tính: 9g hoàng bá, bồ công anh 15g. Sắc với nước, uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 2 tuần.
  2. Bài thuốc trị thương hàn: dùng liều lượng các vị bằng nhau: hoàng bá, địa du, bạch cập, đồng lượng. Sau đó tất cả tán bột mịn, dùng 3 lần trước bữa ăn/ngày, mỗi lần 9g, ngâm với nước ấm. Uống nhiều ngày.
  3. Trị di tinh, tiểu đục: vỏ hến (hoặc vỏ hàu) nung thành bột, hoàng bá (tán bột mịn). Cả hai lượng bằng nhau, rồi trộn đều, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 5 – 9g với nước sôi để nguội. Nên kiêng ăn đồ ăn cay, nóng.
  4. Trị viêm gan cấp tính, bụng trướng: dùng hoàng bá 12g; 10h mỗi vị: chi tử, chỉ xác, mộc thông, đại hoàng, nọc sởi. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn 1 giờ. Dùng liên tục 3 – 4 tuần.
  5. Trị đái tháo đường kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt: 12g mỗi vị: hoàng bá, đỗ trọng, tri mẫu, quy bản, trắc bách diệp, kỷ tử; 6g mỗi vị: cam thảo, ngũ vị tử. Sắc tất cả các vị trên, uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Dùng liên tục 2 – 3 tuần.
  6. Trị viêm da, ngứa lở: mỗi vị 30g: hoàng bá, thạch cao, mang đi nghiền bột mịn, rồi rắc vào chỗ bị thương, có thể dùng vải gạc sạch băng lại.
  7. Trị viêm tai giữa ở trẻ em: Đầu tiên, người bệnh nên rửa sạch tai bằng nước oxy già, sau đó sẽ dùng dịch chiết từ hoàng bá hoặc 3g hoàng bá khô cho vào chén nhỏ rồi hấp cách thủy. Nhỏ vào tai bị viêm 3 – 4 giọt, nằm ở tư thế nghiêng 10 – 15 phút. Ngày nhỏ 2 lần.
  8. Thuốc điều trị bệnh tiêu hóa kém: 12g Hoàng bá, chi tử 12g, cam thảo 6g. Sắc với 700ml nước, đun cho tới khi còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn 20 phút.
  9. Thuốc điều trị bệnh trĩ nội, ngoại: 10g Hoàng bá, cam thảo 5g, cây cối xay 10g đun nước uống trong ngày.
  10. Trị chứng viêm lưỡi, lưỡi sưng đau ở trẻ nhỏ: 5g vỏ tươi của cây hoàng bá, cạo sạch lớp bần bên ngoài, rồi thái nhỏ, giã nát, vắt lấy dịch chiết. Tiếp đến lấy búp tre non, hơ nóng, vắt lấy dịch. Trộn đều hai loại dịch này rồi lấy bông tăm chấm lên chỗ đau ở lưỡi của bé.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: