Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cỏ mịch giúp điều trị vàng da do viêm gan, viêm họng và viêm nhánh khí quản hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Đặc điểm cây cỏ mịch (cúc dính)

Nếu nhìn sơ qua, có lẽ bạn sẽ thấy cây cỏ mịch hơi giống cỏ hôi, tuy nhiên, loại cỏ này lại không có lông và có thể sống nhiều năm.

Cỏ mịch

Lá cỏ mịch mọc đối nhau, phiến lá hình thoi hơi dài và mép lá có dạng răng cưa (phiến lá cũng không có lông).

Hoa cỏ mịch có màu trắng và mọc thành cụm. Ở nước ta, cây mọc chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Trung Du & Miền Núi Bắc Bộ (2).

Công dụng làm thuốc của cây cỏ mịch (cúc dính)

Làm thuốc uống: Cây cỏ mịch có vị đắng, tính lạnh và toàn cây đều được dùng làm thuốc với công dụng:

  • Giúp thanh nhiệt, giải độc.
  • Giúp hạ sốt (kể cả sốt cao).
  • Giúp lợi thấp, tiêu thũng.
  • Điều trị vàng da do viêm gan.
  • Điều trị cảm mạo.
  • Điều trị viêm họng, viêm amidan.
  • Điều trị viêm nhánh khí quản.

Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 10 – 15 g cây cỏ mịch, xắt nhỏ rồi nấu lấy nước uống.

Riêng với bệnh vàng da do viêm gan, ta tăng liều lên từ 30 – 60 g mỗi ngày (sắc uống).

Với chứng cảm mạo, sốt cao; ta cũng dùng từ 30 – 60 g cây tươi nhưng không nấu mà giã nát, vắt lấy nước rồi thêm chút đường và uống (nên hòa với một ít nước ấm cho dễ uống) (2).

Dùng ngoài da:

  • Ghẻ ngứa: Như đã nói, lá cỏ mịch thường được dùng ngoài da để điều trị ghẻ (nấu nước tắm).
  • Rắn cắn, mụn nhọt: Ngoài công dụng này, dân gian còn dùng toàn cây tươi khi bị rắn cắn và mụn nhọt lở ngứa (giã nát đắp lên).

Riêng với trường hợp sơ cứu rắn cắn, bên cạnh việc nhai đắp cây lá tươi thì ta cũng cần kết hợp thêm thuốc uống (lấy 30 – 90 g rễ cỏ mịch tươi, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước uống) (2).

Hoa cỏ mịch

Các nghiên cứu về cây cỏ mịch

  • Ứng dụng làm đẹp: Theo tạp chí Department of Chemistry and Biomolecular Science, cây cỏ mịch có chứa 11αOH-KA là hoạt chất có tiềm năng chống ung thư, chống viêm và làm trắng da. Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy, chiết xuất nước từ lá cây có tác dụng chống tạo hắc tố cao. Vì vậy, nó được xem là có ích trong việc sản xuất các thực phẩm chức năng dành cho người bị rối loạn tăng sắc tố (nám da) (3).
  • Tác dụng trị liệu: Theo tạp chí The American Journal of Chinese Medicine, cỏ mịch là cây thuốc phổ biến ở Đài Loan và được dùng điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp… Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cũng cho thấy chiết xuất từ cây này có tác dụng chống viêm, làm giảm tổn thương phổi ở chuột (4).

Thông tin thêm

Ở Indonesia, lá cây cúc dính còn được dân gian làm thành một loại thuốc chống hôi, ngoài da còn làm thành bột đắp khi bị mụn nhọt (cho nhọt mau mưng mủ) hoặc bị rám nắng. Điều này cũng đã được minh chứng qua kết quả nghiên cứu vừa trình bày ở phần trên (về tác dụng làm đẹp (chống tạo hắc tố da)) (2).

Phân biệt

Cây cỏ mịch trong bài viết này còn được gọi là cây cúc dính. Tuy nhiên, ở nước ta còn ít nhất hai loài khác cũng có tên “cúc dính” là:

  • Cúc dính lá hẹp (hay còn gọi là cây tuyến hùng), có tên khoa học là Adenostemma angustifolium. Cây này thường chỉ dùng ngoài da (giã nát cây tươi đắp lên chỗ bị ung nhọt thì sẽ giúp tan nhọt).
  • Cúc dính lá to, có tên khoa học là Adenostemma macrophyllum, toàn cây được dùng làm thuốc uống điều trị tê thấp, cảm sốt.

Các cây này có hình dáng tương đối giống nhau. Vì vậy, khi thu hái, cần lưu ý để tránh nhầm lẫn (2).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: