Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

3 món ăn không thể bỏ qua khi muốn tẩm bổ cho tim, gan, phổi, dạ dày mà ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất

Có một điều không thể phủ nhận là những người có ý thức bảo vệ sức khỏe đa phần đều rất chú trọng đến việc ăn uống. Họ hiểu rằng thực phẩm là “nguồn sinh mệnh” của con người và việc kết hợp đúng đắn các nguyên liệu với nhau không chỉ giúp ăn ngon mà còn dưỡng sinh, điều trị bệnh.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn 3 món ăn – chay mặn đều dùng được. Các món này đặc trưng ở chỗ các nguyên liệu chính của nó đều đa công dụng, vừa là thực phẩm lại vừa ngăn ngừa và điều trị bệnh.

1. Nấm đông cô – tàu hủ

Nấm đông cô từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm bổ dưỡng. Không chỉ giúp làm chậm lão hóa, giảm mỡ máu, ngăn ngừa tim mạch, sỏi thận, ung thư; nấm đông cô còn giúp hạ huyết áp và bảo vệ gan (1).

Trong các món ăn có dùng nấm đông cô thì canh nấm đông cô – tàu hủ là món ăn thơm bổ, có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan (ngoài ra còn giúp điều trị còi xương ở trẻ nhỏ) (2).

  • Chuẩn bị nguyên liệu: tàu hủ, dầu mè, tỏi (xắt nhỏ) và bột nấm đông cô (bột này bạn có thể mua ở các tiệm tạp hóa, nếu không mua được thì bạn có thể mua nấm tươi, rửa sạch, phơi khô rồi cắt nhỏ, xay thành bột).
  • Thực hiện: đun sôi nước rồi cho bột nấm đông cô vào, sau đó cho các thành phần khác vào và quậy đều lên là được.

Ghi chú: Ngoài cách này thì bạn cũng có thể dùng nấm đông cô để nấu canh, mỗi lần ăn khoảng 10 g. Đây là món ăn vừa giúp bảo vệ gan lại vừa giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa u bướu (2).

Nấm đông cô – tàu hủ, sự kết hợp tuyệt vời cho các món ăn chay

2. Cháo nấm mèo – táo đỏ

Với những người âm hư, nóng trong người làm cho đại tiểu tiện ra máu hoặc người lớn tuổi bị suy nhược, lao phổi, ho đờm có máu thì tẩm bổ bằng cháo nấm mèo – táo đỏ chính là cách tiện lợi nhất. Món này ngon và cũng dễ làm.

Được biết, trong hai nguyên liệu chính của món trên thì:

  • Nấm mèo là thực phẩm chứa nhiều chất Sắt và đặc biệt tốt với những người bị trĩ. Không chỉ thế, mỗi tuần ăn nấm mèo 2 lần, mỗi lần 20 g còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đáng chú ý, nấm mèo còn có tác dụng giải độc, làm mát máu nên cũng rất tốt cho gan (3).

Nấm mèo khô (mộc nhĩ đen) – thực phẩm giàu chất sắt

  • Táo đỏ – theo nghiên cứu của Tây y là loại thảo dược có tác dụng bảo vệ gan. Ngoài ra, táo đỏ còn có nhiều công dụng nổi trội như: bồi bổ hệ tiêu hóa, tim, phổi và giúp dễ ngủ (4).

Cách nấu cháo nấm mèo – táo đỏ:

  • Chuẩn bị: 10 g nấm mèo, 100 g gạo, 5 trái táo đỏ (chọn loại quả to sẽ ngon hơn) và đường (vừa đủ dùng, nếu có thì nên dùng đường phèn). Các thành phần này đều có bán ở các tiệm tạp hóa.
  • Thực hiện: Trước tiên, các bạn lấy nấm mèo ngâm nước cho nở rồi làm sạch, cắt nhỏ. Tiếp theo, chúng ta cho gạo, táo vào nước, nấu sôi rồi để nấm mèo vào, hạ lửa nhỏ một chút và tiếp tục nấu cho thành cháo rồi thêm đường là được (2).

3. Nấm tuyết – hạt sen – bách hợp

Đây là món ăn giúp não khỏe mạnh và có tác dụng an thần. Vì vậy, những người lo nghĩ nhiều sinh ra mất ngủ và hay nằm mộng, ngủ không ngon giấc thì có thể dùng món này như liệu pháp thực dưỡng.

Được biết, nấm tuyết từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm bổ dưỡng và được ví như “tổ yến của người nghèo”. Với hạt sen thì không ai lạ gì tác dụng dưỡng tim thận, bồi bổ cho người suy nhược, mất ngủ, tỳ hư. Với bách hợp thì đây là loại thực phẩm vừa bổ tim lại vừa bổ phổi (củ bách hợp vốn nổi tiếng là vị thuốc điều trị ho, viêm phế quản và suy nhược thần kinh) (5).

Củ bách hợp khô

  • Chuẩn bị: 50 hạt sen, 50 g bách hợp (hai loại này bạn có thể mua ở các tiệm thuốc Bắc), 25 g nấm tuyết và 50 g đường phèn (hai loại này bạn có thể mua ở các tiệm tạp hóa).
  • Thực hiện: Cho nước vào nồi rồi để hạt sen (đã bỏ tim sen) và bách hợp vào, nấu cho sôi thì để nấm tuyết vào, tiếp tục nấu cho đến khi gần đặc thì thêm đường (đã tán nhỏ), tắt bếp, chắt nước ra và để nguội.

Ghi chú: uống vào buổi tối (trước khi ngủ khoảng 1 tiếng) (2).

Như vậy, chúng ta đã có 3 món ăn bồi bổ đa công dụng. Hiển nhiên, trong lĩnh vực ẩm thực vẫn còn nhiều món ăn tẩm bổ khác. Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong quan niệm ăn uống tẩm bổ chính là nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Lưu ý: Mỗi tuần chúng ta chỉ nên ăn 1 hoặc 2 lần để hỗ trợ sức khỏe. Nếu muốn dùng thường xuyên để điều trị bệnh thì bạn nên hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: