Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Dây bình bát công dụng và cách dùng làm thuốc giúp điều trị bệnh tiểu đường

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khác: Dây bình bát còn gọi là dây bát, bát bát, mảnh bát ….
  • Tên khoa họcCoccinia grandis, thuộc họ Cucurbitaceae (1).
  • Tính vị: Vị ngọt thanh, thơm nhẹ, tính mát
  • Công dụng chính: Tiêu viêm giải độc, mát gan, hạ đường huyết (hỗ trợ điều trị tiểu đường), lợi tiểu, giảm mụn nhọt, điều trị tiểu buốt, bí tiểu, điều trị loét mồm miệng, lở lưỡi do nóng trong, nhuận tràng.

Bình bát không chỉ là loài cây dại mà còn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, là vị thuốc hay trong đông y. Dây bát hay còn được người dân quê tôi gọi là bình bát dây là một loại cây leo mọc dại.

Ngày tôi còn nhỏ, dưới quê tôi luôn dễ dàng nhìn thấy loài cây này, tôi chỉ cần bước ra bờ ao sau nhà là đã thấy nó bò xum xuê, xanh tốt trên những bụi cây lát mà ông tôi trồng để dành gói bánh Tét mỗi khi tết đến. Cây bình bát dây rất dễ sống, chẳng cần tốn công trồng, cũng không phải chăm sóc gì nhiều, bát dây tự mình mọc lên và phát triển xanh tươi. Là loài cây mọc dại là thế nhưng phải nói lá bát dây mà hái nấu canh thì ngọt ngon và mang một hương vị riêng mà chẳng loại cây nào có được.

Mùa mưa và mùa nước nổi, cây xanh mướt, cha tôi đi ra ruộng, móc hang cua bắt vài con cua,  mẹ ra bờ ao hái những lá bát dây non xèo vào, giã cua ra mà nấu canh với số lá đó thì không chê vào đâu được, hương vị đó khiến tôi nhớ mãi.

Mùa nắng dây bình bát xanh nhưng lá khá cứng, ăn rau thì không ngon nhưng làm trà thì vô cùng thanh mát, bứt vài đoạn dây bình bát (cả cộng và lá) phơi khô, cắt nhỏ rồi dùng như dùng trà, nắng mùa hè như cũng tan biến theo sự thanh mát của loại cây này. Đặc biệt trái Bình bát chín đỏ rất đẹp, lại có vị ngọt thanh, thơm nhẹ, là món quà mà thiên nhiên đã dành tặng riêng cho lũ trẻ vùng thôn quê như chúng tôi.

Không chỉ là một loại thực phẩm thanh nhiệt, giải độc, bình bát còn là một vị thuốc nam hay với nhiều công dụng. Mời bạn cùng tôi tìm hiểu nhiều hơn về tác dụng của loài cây này nhé.

Cách trồng cây bình bát dây cho quả ngon

Quả cây bình bát dây

Tên khoa học

Dây bình bát có tên khoa học là Coccinia grandis, thuộc họ Cucurbitaceae (1).

Phân bố và thu hái

Bình bát dây là cây dây leo, lá hình tim hoặc 5 cạnh, sờ vào nhẵn bóng. Trái sống màu xanh, nhiều nhựa, có vị đắng và hơi chát, trái chín có màu đỏ, mọng nước và có vị ngọt

Bình bát mọc hoang trên rất nhiều nơi ở nước ta, vùng nông thôn nơi tôi ở không khó để nhìn thấy loài cây dại này.

Bình bát tươi tốt và ra hoa kết quả quanh năm, người dân có thể thu hái các bộ phận của cây để làm thực phẩm hoặc làm thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Nghiên cứu dây bình bát với bệnh đái tháo đường

Bằng phương pháp chiết xuất trong phòng thí nghiệm hóa học các hợp chất thiên nhiên từ bột lá bình bát dây khô, người ta điều chế được một số loại cao như cao etyl acetat, cao hexan, cao nước. Đem các cao trên đi thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase (loại ezym gây ra sự thủy giải của cacbohydrat và làm glucose thẩm thấu vào máu một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1) kết quả thu được là các cao này đều có biểu hiện hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase (2).

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đại học sư phạm TP. Hồ CHí Minh phát hiện dịch chiết dây bình bát có tác dụng ức chế Glucosidase. Đây là một trong những cơ sở chứng minh hiệu quả hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của loại thảo dược này (2).

Từ kết quả trên cho thấy việc sử dụng cây Bình bát dây trong những bài thuốc hỗ trợ bệnh đái tháo đường của dân gian là có cơ sở khoa học.

Cách trồng cây bình bát dây cho quả ngon

Công dụng của dây bình bát

Lá Bình bát dây có vị ngọt, tính mát, theo y học cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, dưỡng âm, tiêu độc. Dây bát có một số công dụng sau:

  • Nóng trong người nổi mụn nhọt, tiểu buốt, bí tiểu: hái lá bình bát dây nấu canh ăn hoặc lấy cả thân và lá già của Dây bát, cắt nhỏ, phơi khô, nấu nước uống, có thể nấu cho sắc nước lại rồi chia làm 3 lần uống trong ngày hoặc nấu loãng dùng thường xuyên như uống nước lọc. Tôi đã thử cách này và thấy hiệu quả, nước bình bát dây có vị ngọt nhẹ khá dễ uống.
  • Đái tháo đường: người bệnh tiểu đường hái lá non và đọt non Bình bát kết hợp với một số nguyên liệu như thịt cua, thịt heo, cá…nấu canh ăn thường xuyên. Trên thực tế, người hàng xóm của tôi mắc bệnh này đã dùng thử và xác nhận có hiệu quả. Và như nghiên cứu đã trình bày ở trên, phương pháp này hoàn toàn có cơ sở khoa học.
  • Loét trong miệng hoặc trên lưỡi (dân gian gọi là nổi đẹn): có thể uống nước bình bát phơi khô nấu lên, nước dễ uống nhưng cách này hiệu quả khá chậm. Để có hiệu quả nhanh hơn có thể hái trái bình bát xanh nhai sống, tôi đã từng thử tuy nhiên trái bình bát sống có vị đắng nên rất khó nhai.

Lưu ý:

Dây bình bát là món ăn, vị thuốc khá lành tính. Tuy nhiên, do bình bát tính mát nên những người thường đau bụng, đầy bụng, lạnh bụng với các loại thức ăn, nước uống có tính mát, hoặc đồ ăn, uống lạnh thì nên hạn chế sử dụng, đặc biệt là vào buổi chiều và tối.

Ngoài bình bát dây tự nhiên còn có thêm một loại cây bình bát thân gỗ, theo kinh nghiệm dân gian công dụng chính của cây bình bát thân gỗ là điều trị lao phổi. Các bạn tham khảo thêm thông tin về cây bình bát thân gỗ tại bài viết: Cây bình bát, lá nhà và công dụng điều trị bệnh lao phổi.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: