Củ su hào có mùi vị như thế nào?
Bạn ăn su hào lần nào chưa? Nó có mùi vị thế nào? Chắc chắn không giống như củ su su rồi. Củ su hào, so về độ ngọt và hương vị thì tương tự như phần cuống và thân của bông cải vậy. Tuy nhiên, cái chất của su hào nó nhẹ, ngọt và thơm hơn một tí.
Với su hào, bạn có thể ăn sống bằng cách trộn gỏi nhưng thường là được ăn chín bằng cách luộc hay xào với mực, tôm và trứng (hương vị rất tuyệt vời). So với các loại rau củ quả khác thì mức năng lượng mà su hào cung cấp tương đối thấp, chỉ 27 kcal/ 100 g. Đặc biệt, trong su hào có nhiều chất xơ và vitamin C nên rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng của cơ thể (1).
Ngoài ra, trong củ su hào còn có các khoáng chất như Can xi, Phốt pho, Ma giê, Man gan, Ka li, Natri, Selen, Sắt, các vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, D, E, K… (2).
Công dụng của củ su hào
Củ su hào có tính mát và có tác dụng nhuận tràng. Thông thường, trong dân gian, những người bị hành tá tràng thường ăn thêm su hào để làm dịu cơn bệnh (2).
Theo thuocnam.mws.vn, củ su hào có các công dụng như:
Cách dùng: Lấy su hào nấu canh ăn. Tuy nhiên, nếu là nhọt độc thì nên lấy củ tươi giã nát, ép lấy nước uống còn phần bã thì đắp lên; nếu là đờm nhiều thì xào với dầu mè và ăn hai lần mỗi ngày (có thể xào sơ rồi nấu canh và có thể dùng cả thân củ và lá) (3).
Một số bài thuốc thường dùng
- Dùng cho người lạnh bụng nhiều đờm: có thể dùng su hào nấu canh theo kiểu thông thường (hoặc nấu cùng thịt dê) (3).
- Điều trị âm nang sưng to (viêm tinh hoàn): lấy củ su hào và thương lục cắt nhỏ ra, sau đó đem giã nát rồi đắp ngoài da (lưu ý, bài thuốc này chỉ dùng ngoài da) (3).
- Dùng cho chứng khô khát, tỳ hư hỏa vượng: lấy một ít củ su hào cắt thành các miếng nhỏ rồi xay nát, sau đó để thêm một ít đường và một ít nước đun sôi để nguội, ép lấy nước uống (3).
Lưu ý
- Về liều lượng: Không nên ăn quá nhiều củ su hào vì sẽ làm hao tổn khí huyết (3).
- Về tên gọi: Củ su hào có tên khoa học là Brassica oleracea var. gongylodes và còn được gọi là ngọc man thanh hay phiết làn…
Một số nghiên cứu về su hào
- Hoạt tính hạ đường huyết và kháng viêm: Theo tạp chí Preventive Nutrition and Food Science, chiết xuất từ củ su hào đỏ và củ su hào xanh đều có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống tiểu đường (nhưng ở su hào đỏ thì hoạt tính mạnh hơn) (5).
- Hoạt tính hạ mỡ máu: kết quả nghiên cứu trên chuột Wistar cho thấy chiết xuất giàu phenolic từ su hào không chỉ có tác dụng hạ đường huyết lúc đói mà còn chống lại sự tăng mỡ trong máu (6).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: