Thật vậy, cherry là món quà sang trọng cho người thân, bạn bè… nhưng không phải là thứ quà ăn vội. Cầm trái cherry trên tay, ai lại nỡ ăn ngay chứ, ít nhất cũng phải ngắm nghía một lúc cái vẻ đẹp hoàn mỹ mà người ta từng khao khát trong đời. Vâng, quả cherry – nói theo cách nói của giới xì teen thì đẹp đến từng xen ti mét!
Vài nét về quả cherry
Phân chi Anh đào có nhiều loại khác nhau, có những loại chuyên cho hoa để làm cảnh (như hoa anh đào Nhật Bản Prunus serrulata) và cũng có những loại chuyên cho quả mà ta hay gọi là quả cherry.
Trong số đó, có hai nhóm cherry cho quả chủ yếu là cherry ngọt (Prunus avium) và cherry chua (Prunus cerasus) (hoặc các loài lai từ hai loại này). Trên thế giới, cherry ngọt được trồng nhiều hơn cherry chua (gần gấp đôi) nhưng so về thành phần dinh dưỡng thì hai loại này không khác xa nhau (trong trái cherry chua còn có chất Natri mà cherry ngọt không có).
Quả cherry là quả anh đào thì ai cũng biết rồi nhưng nước sản xuất nhiều cherry nhất thì không phải Nhật Bản đâu nhé. Theo kết quả thống kê, Nhật Bản chỉ xếp thứ 24 về sản lượng cherry còn hai nước đứng nhất nhì thế giới về sản lượng cherry thì lại là Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ (năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu với sản lượng hơn 800 ngàn tấn cherry (ngọt và chua)) (1).
Mặt khác, với các loại cherry khác nhau và có xuất xứ khác nhau thì hương vị, màu sắc, độ giòn mềm… cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tìm mua cherry Mỹ, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Chi lê, Trung Quốc, Nhật… để so sánh thử hương vị của chúng nhé!
Quả cherry và những lợi ích cho sức khỏe
Vì sao mọi người lại thích ăn cherry nhỉ? Tất nhiên là vì vẻ ngoài hấp dẫn không thể chối từ. Thế nhưng, cherry không chỉ đẹp ở hình thức mà còn đẹp ở nội dung bên trong – ở giá trị của nó đối với sức khỏe con người.
Theo kết quả phân tích thì cả hai loại cherry ngọt và chua đều có chứa các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: đường, chất đạm, chất béo, các vitamin (như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, K) và các khoáng chất (như Canxi, Sắt, Ma giê, Man gan, Phot pho, Ka li, Kẽm…) (2).
Vì vậy, dùng cherry thường xuyên sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh về oxy hóa, đồng thời giúp:
- Làm chậm lão hóa
- Ngủ ngon
- Ổn định tim mạch
- Giảm đau khớp, đau do bệnh gout
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Hạ máu nhiễm mỡ…
Ngoài ra, quả cherry còn giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư, co cơ, chuột rút và bệnh mất trí nhớ Alzheimer (3) (5).
Theo các chuyên gia, mỗi người trưởng thành có thể ăn 200 g cherry mỗi ngày để cải thiện sức khỏe (hoặc uống nước ép cherry với liều lượng tương đương). Hiển nhiên, với giá thành tương đối đắt đỏ (so với các loại quả khác) thì cherry phù hợp với nhu cầu quà tặng, ăn thử hơn là làm thực phẩm mỗi ngày.
Ngoài ra, trái cherry cũng được các chị em thử nghiệm làm đẹp và bước đầu đã cho thấy những hiệu quả tích cực. Với một trái cherry, các bạn có thể tách lấy phần thịt quả, giã nát rồi trộn với một muỗng cà phê mật ong, một muỗng nước ép chanh và thoa lên da. Cách làm này sẽ giúp da sạch khỏe, trắng sáng và giảm mụn.
Những lưu ý khi dùng quả cherry
- Độc tính: Cần lưu ý lá và hạt cherry có độc. Vì vậy, khi hạt cherry bị vỡ, nát hoặc bị trầy xước thì nó có thể gây độc cho cơ thể (với các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa, hôn mê, tụt huyết áp… thậm chí co giật, rối loạn hô hấp, hôn mê và dẫn đến tử vong). Các biểu hiện trúng độc cherry thường bắt đầu sau 30 phút.
- Liều lượng: Mỗi người không nên ăn quá 200 g cherry mỗi ngày và ăn quá nhiều cherry có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa, với các biểu hiện như đầy hơi, khó tiêu…
- Lựa chọn: Người tiêu dùng cần chọn mua các loại cherry có xuất xứ rõ ràng, không bị úng, giập, vẫn còn cuống quả và được kiểm chứng an toàn (vì cây cherry khó trồng và rất dễ bị sâu hại), không nên mua những quả mềm, vị chua hơi lợ vì chúng dễ bị hỏng và thường là có xuất xứ từ Trung Quốc (4).
Cây cherry có trồng được ở Việt Nam không ?
Cherry hoàn toàn có thể trồng được ở Việt nam, bởi khí hậu nước ta rất tương đồng với các nước trồng xuất khẩu Cherry như Brazil, Newzelan. Hiện nay nước ta đã có nhiều nơi nhân giống thành công cây cherry Brazil.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: