Trên thực tế, nguyên nhân gây khí hư bạch đới ở nữ giới không có liên quan đến đậu bắp. Không chỉ thế, Canxi và vitamin B9 có trong đậu bắp còn tốt cho sức khỏe xương khớp.
Vì vậy, với những người khỏe mạnh thì ăn đậu bắp đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích như: ngừa loãng xương, ngừa táo bón và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, đậu bắp luộc còn giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Cách dùng: mỗi ngày ăn 100 g, mỗi tuần ăn 3 ngày, chế biến chín (với người tiểu đường thì ăn đều mỗi ngày).
Lưu ý: Nên ăn đậu bắp tự trồng để đảm bảo an toàn (nếu mua thì cần chọn nơi bán uy tín vì đậu bắp hay bị phun thuốc trừ sâu).
Lưu ý khi dùng đậu bắp
- Không nên ăn sống đậu bắp (nên chế biến chín như: luộc, nấu canh, sốt cà, kho…).
- Những người dạ dày yếu, tỳ vị hư hàn, khó tiêu, hay tiêu chảy, no hơi… không nên dùng.
- Người bị đông máu (hoặc đang dùng thuốc có tác dụng đông máu)… cũng không nên dùng.
Đậu bắp có tốt cho phụ nữ mang thai không?
Đậu bắp có chứa vitamin B9, tức axit folic với hàm lượng 87.8 μg/ 100 g quả. Vì vậy, trước và trong khi mang thai, phụ nữ có thể ăn đậu bắp 2 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn 100 g đã nấu chín (tốt nhất là luộc), như thế sẽ tốt cho sự phát triển và trí thông minh của thai nhi sau này. Với bà bầu thì ăn đậu bắp cũng giúp nhuận tràng, ngừa táo bón.
Lưu ý: Không được ăn quá 500 g đậu bắp mỗi ngày vì đậu bắp có tính mát, nếu ăn nhiều quá sẽ gây lợi tiểu mạnh và gây nhuận tràng mạnh (ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi).
Bài thuốc kết hợp điều trị tiểu đường và Gút
Nhiều năm qua, dân gian đã lưu truyền bài thuốc dân gian điều trị Gút và tiểu đường type 2 từ 3 loại thảo dược quen thuộc là đậu bắp, lá sa kê và lá ổi non.
Theo lương y Nguyễn Công Đức thì hiệu quả của bài thuốc này đã được thực chứng hơn 10 năm và người bệnh không cần dùng thêm thuốc khác.
- Thành phần bài thuốc bao gồm: 100 g quả đậu bắp tươi (chọn loại vừa, thái lát mỏng); 100 g lá sa kê vừa rụng (hoặc loại lá vàng rụng đã được phơi khô) và 20 g lá ổi tươi (lá non).
- Thực hiện: xé nhỏ lá sa kê và lá ổi non rồi cho vào nồi cùng với đậu bắp (đã xắt), đổ 2 lít nước vào, nấu bằng lửa vừa cho đến khi nước sắc còn lại 1 lít thì tắt bếp, đợi nước nguội thì chắt ra và chia thành 3 hoặc 4 lần uống trong ngày (bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh).
Thông tin thêm
1. Đối với bệnh Gút: Ngoài bài thuốc trên thì cây râu mèo cũng được biết đến là vị thuốc điều trị Gút nổi tiếng ở miền Nam (thông qua cơ chế lợi tiểu, thúc đẩy sự bài tiết axit uric dư thừa qua đường tiểu).
Cách dùng như sau: lấy 40 – 50 g cành lá râu mèo (đã cắt ngắn, phơi khô), nấu với 1 lít nước cho sôi rồi tắt bếp, đậy nắp, đợi nguội thì chắt ra và chia thành hai lần uống trong ngày (lưu ý uống trước bữa cơm 30 phút). Bài thuốc này bạn uống một tuần rồi ngưng 2 ngày và uống tiếp đợt khác, tương tự như thế cho đến khi khỏi bệnh (3).
2. Đối với bệnh tiểu đường type 2: Ngoài bài thuốc trên thì ở miền Nam còn có cây cam thảo đất cũng nổi tiếng với tác dụng điều trị tiểu đường. Theo lương y Nguyễn Công Đức thì cây này có chứa các chất giúp giảm mỡ trong các mô mỡ, vì vậy, nó giúp các vết thương lở loét được mau lành hơn (kể cả vết loét ngoài da ở bệnh nhân tiểu đường). Ngoài ra, cây cam thảo đất còn giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Cách dùng: lấy 100 g cây cam thảo đất tươi (lấy toàn cây, bỏ rễ), đem xắt nhỏ ra rồi nấu cùng 1 lít nước, để sôi 15 phút thì tắt bếp, để nguội và chắt lấy nước uống trong ngày (như thế thì không cần uống thuốc khác mà vẫn giúp ổn định đường huyết trong ngày hôm đó) (4). Nếu không có cây tươi, bạn có thể dùng dạng khô theo cách sau: nhổ toàn cây, bỏ rễ, chỉ dùng phần thân lá, đem xắt nhỏ, phơi khô, mỗi lần dùng thì lấy 30 – 40 g dược liệu khô, nấu với nửa lít hoặc một lít nước trong 30 phút rồi để nguội, chắt lấy nước uống trong ngày.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: