Những nhóm người sau dễ mắc bệnh gout:
– Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này.
– Nam giới (gặp 95% các trường hợp, từ 30 – 60 tuổi).
– Thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa…
– Uống quá nhiều rượu.
– Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, nấm…
– Có khiếm khuyết về enzym làm cơ thể khó phân hủy purin.
– Bị phơi nhiễm chì.
– Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, Aspirin…
Như vậy là bạn nằm trong nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout. Nên hạn chế rượu bia, hạn chế các thực phẩm làm tăng cân và thực phẩm giàu purin. Cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh.
Với người bệnh gout, việc lưu tâm đến chế độ ăn rất quan trọng. Cần hạn chế một số nhóm thực phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối.
– Hạn chế chất đạm dưới 50 gr protein/ngày (tương đương ít hơn 200 gr thịt nạc). Không nên ăn các thực phẩm có nhân purin cao như phủ tạng (óc, tim, gan, cật…), thịt đỏ, cá trích, cá nục, cá mòi, nước hầm thịt, nấm, măng tây, trứng lộn, ca cao, sô cô la… Ăn vừa phải các thực phẩm có nhân purin trung bình như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, đậu hũ… Nên ăn thực phẩm có nhân purin thấp như ngũ cốc, trứng, sữa, phô mai, rau lá xanh, rau củ, trái cây tươi, hạt…
– Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, trà đặc, không hút thuốc lá.
– Hạn chế muối, đường, mỡ nếu có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì.
– Uống đủ nước (2 – 4 lít/ngày).
– Vận động nhẹ nhàng, phù hợp sức khỏe.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: