Nấm linh chi thì có nhiều cách dùng như sắc, tán bột, pha trà, ngâm rượu nhưng chị của mình chỉ thích sắc uống như trà. Viết đến đây, mình lại nhớ như in cái điệu bộ nhí nhảnh của chị ấy khi giới thiệu nấm linh chi với mình: “Nè con, ông anh mới cho một bọc nữa. Cái này là cứu tinh của chị mày, uống lấy sức chớ mày thấy công việc của tao không!”. Nói rồi chị sai tôi xắt ra và nấu giùm cho chị. Với hàng tá công việc của chị, tôi chỉ nghĩ đến thôi cũng đã nhức đầu.
Với chị ấy, nấm linh chi là bảo bối còn nấm lim xanh mới là mơ ước. Chị bảo giá nấm lim cao hơn nấm linh chi nên ngán mua nhưng chắc cũng sẽ thử vì nó tốt hơn. Có lẽ, hơn ai hết, chị ấy cảm nhận được hiệu quả của thuốc và cần nó cho cuộc sống của mình, để lấy lại sức cho cái môi trắng bệch và đôi mắt lờ phờ vì nhiều đêm làm việc đến 2, 3 giờ sáng.
Nấm lim xanh, “cây đắng cho trái ngọt”
“Cây đắng cho trái ngọt” – có thể tạm dùng câu nói này để nói về cây lim xanh (Erythrophleum fordii) và nấm lim xanh (Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst) (1) (2).
Về cây lim xanh, có lẽ không ai lạ gì độc tính của nó, nhất là ở phần vỏ. Trước đây, người ta dùng vỏ lim để làm thuốc độc còn mạt cưa từ gỗ lim khi đem trộn vào cám cho ngựa ăn thì thấy ngựa tử vong (3).
Thế nhưng, cũng nhờ có độc mà gỗ lim lại không bị mối mọt làm hại, thành ra, nó lại trở thành gỗ quý để xây cất nhà ở, đình chùa… Ai đã biết đến bài ca thằng Bờm chắc hẳn còn nhớ cái câu:
“Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim”.
Có thể thấy, mặc dù gỗ lim chắc, bền, không bị cong vênh nhưng để cảnh giác độc tính của nó, người ta luôn tránh dùng gỗ lim để làm giường ngủ.
Cây gỗ lim có độc tính như vậy nhưng sau khi nó chết, có một loại nấm lại mọc được trên thân hoặc rễ của nó, gọi là nấm lim xanh và đây cũng là loài đặc hữu của Việt Nam. Điều đáng chú ý là, cây lim xanh có độc nhưng nấm lim xanh lại không có độc mà ngược lại, nó còn là thảo dược quý với các hoạt tính cao hơn cả nấm linh chi thông thường.
Hơn nữa, do điều kiện sinh trưởng mà nấm lim xanh cũng khó kiếm hơn nhiều so với nấm linh chi (được biết, cây lim xanh đã được đưa vào Sách Đỏ của Trung Quốc, Việt Nam và quốc tế).
Nấm lim xanh có tác dụng gì?
Có thể nói, tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm lim xanh là tác dụng chủ đạo để vị thuốc này hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau. Theo đó, cơ chế hoạt động của nấm là làm cơ thể mạnh lên để chống lại bệnh tật (5).
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nấm lim xanh không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn tác động trực tiếp lên tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành ung thư (theo Journal of Integrative Plant) (6). Vì vậy, với bệnh nhân ung thư, dùng nấm lim xanh một mặt tác động lên bệnh, mặt khác lại giúp khắc phục các tổn thương do bệnh tật gây ra.
Không chỉ có tác dụng điều trị ung thư (đặc biệt là các bệnh ung thư vú dòng MCF – 7, ung thư phổi dòng A 549, ung thư tuyến tiền liệt dòng PC – 3…) (10), nấm lim xanh còn có các công dụng:
– Chống tổn thương tụy và hạ đường huyết: Theo tạp chí Life Sciences, chiết xuất nấm lim xanh có thể giúp khôi phục các thương tổn ở tụy do alloxan gây ra (7). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy nấm lim xanh còn có tác dụng hạ đường huyết (8).
– Tác dụng bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu trên chuột bị chấn thương gan cho thấy nấm lim xanh có tác dụng bảo vệ gan đáng kể, giúp cải thiện tình trạng tổn thương gan (9). Trong y học cổ truyền, nấm lim xanh thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: men gan cao, viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan… (4).
– Tốt cho tim mạch và tiêu hóa: Theo y học cổ truyền, nấm lim xanh nói riêng và các loại nấm linh chi nói chung đều tốt cho tiêu hóa, giúp giảm chứng chán ăn, đau dạ dày. Ngoài ra, dùng nấm lim xanh còn giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm đau thắt ngực (4).
– Tốt cho sức khỏe và trí não: Dùng nấm lim xanh thường xuyên không chỉ giúp giảm thấp khớp mà còn làm cho khí huyết lưu thông, trong người cảm thấy nhẹ nhàng, trí nhớ tốt hơn và tăng tuổi thọ. Với những người bị suy nhược thần kinh hay chóng mặt, mất ngủ thì dùng nấm lim xanh sẽ rất tốt (4).
Cách dùng: Tùy thể trạng mỗi người mà có cách cách điều chế nấm lim xanh cho phù hợp. Tuy nhiên, có hai cách dùng phổ biến là sắc lấy nước uống (liều tham khảo từ 3 – 10 g) và tán bột (liều tham khảo từ 2- 5 g) (4).
Những lưu ý khi uống nấm lim xanh
Ngoài ra, các bệnh nhân nên nhờ tư vấn của thầy thuốc trong từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi bệnh nhân mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Bên cạnh đó, các vấn đề cần lưu ý khi dùng nấm kim xanh là:
– Kết hợp nấm lim xanh với thuốc Tây: phải cách quãng thời gian.
– Kiêng cử: các chất kích thích như bia rượu…
– Trong pha chế: không nên dùng đường và không để thuốc qua đêm. Ngoài ra, cần cạo sạch chân nấm để loại bỏ hết gỗ lim bám vào, tránh nhiễm độc khi dùng.
– Đối tượng không nên dùng: Những người bị bệnh về thận, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng nấm lim xanh. Nếu bệnh nhân bị các bệnh về gan và thận thì không nên dùng nấm lim xanh ngâm rượu.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: