Bệnh Gout là gì?
Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout?
Nguyên nhân gây nên bệnh gout bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên có thể gây ra bệnh gout là do chế độ ăn uống không phù hợp, nhiều purin. Hay uống nhiều bia và các thực phẩm bổ dưỡng có chứa nhiều purin dẫn đến việc chuyển hóa purin thành axit uric tăng cao. Nếu bạn có một thói quen sinh hoạt không điều độ, lười uống nước và luyện tập cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh gout. Cuối cùng, một nguyên nhân khách quan khác là tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh gout.
Nguồn gốc của việc chữa bệnh gout bằng đậu xanh
Chữa bệnh gout bằng đậu xanh là một phương pháp được nhiều người sử dụng cũng như cho thấy hiệu quả mà nó đem lại. Được biết, việc chữa bệnh gout bằng đậu xanh có nguồn gốc từ dân tộc Sán Dìu và được nhiều người biết đến.
Tác dụng của đậu xanh đối với bệnh gout
Đậu xanh là loại hạt chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout.
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát, trừ được các bệnh thuộc nhiệt và còn làm đẹp da. Đặc biệt, không nên bỏ vỏ đậu xanh vì vỏ có tác dụng giải nhiệt độc, dùng trị mụn, ung nhọt.
Các mẹo chữa bệnh gout bằng đậu xanh
Đậu xanh ninh nhừ
Chọn các hạt đậu xanh tròn, mẩy, loại bỏ các hạt mốc. Rửa sạch 150g đậu xanh. Ngâm nước khoảng 1 tiếng đồng hồ cho mềm. Sau đó, cho đậu xanh vào nồi cùng 2 lít nước ninh nhừ. Kiểm tra thấy đậu mềm thì tắt bếp và múc ra bát thưởng thức.
Lưu ý: Để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, nên áp dụng phương thức này trong vòng 30 ngày. Sử dụng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, ăn cả phần cái lẫn phần nước.
Nước đậu xanh rang
Sau khi đem đậu xanh đi rửa sạch thì bỏ đậu vào chảo và rang đến khi khô. Bắt chảo lên bếp với lửa nhỏ, rồi cho đậu xanh vào rang đều tay khoảng 10 phút. Nếu bạn thấy đậu xanh hơi vàng và dậy mùi thơm thì tắt bếp. Tiếp đó đổ vào 2 lít nước và đun sôi đến khi đậu nở ra, thì tắt bếp. Có thể thêm muối, đường cho dễ uống hoặc uống lạt vào tùy theo khẩu vị của bạn.
Cháo đậu xanh
Đậu xanh đem đi rửa sạch. Gạo vo với nước từ 1-2 lần để loại bỏ bụi bẩn. Cho cả đậu xanh và gạo vào nồi, thêm vào một lượng nước vừa đủ, bật bếp và ninh nhừ. Sau khi cả đậu và gạo chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Sữa đậu xanh
Đậu xanh vo sạch ngâm khoảng 4 tiếng cho hạt đậu mềm. Sau khi ngâm xong, vớt ra rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi. Thêm phần nước cao hơn mặt đậu xanh khoảng hơn 1 đốt ngón tay. Bật bếp, đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng hớt bọt. Khi hạt đậu tơi thì tắt bếp. Cho đậu xanh vừa nấu xong vào máy xay sinh tố, xay cho nhuyễn, mịn. Cho thêm sữa hoặc nước cốt dừa. Đổ phần đậu xanh đã xay vào nồi, đun liu riu để sữa không bị trào ra ngoài. Khi nước sôi, cho đường cát vào đun thêm khoảng 2 phút để đường tan rồi tắt bếp.
Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng đậu xanh
Khi sử dụng đậu xanh để chữa bệnh gout, có một số lưu ý nhất định như:
- Đậu xanh là bài thuốc dân gian, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout nên hiệu quả cải thiện có thể tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng từng người.
- Chỉ phù hợp với những người bệnh ở thể nhẹ đến trung bình (giai đoạn 1, 2), bệnh chưa có những tiến triển nghiêm trọng, chưa hình thành những biến chứng nguy hiểm.
- Không nên ăn khi đói vì đậu xanh có tính hàn, nếu ăn khi bụng đói sẽ gây lạnh bụng không tốt cho dạ dày.
- Nên bổ sung các thực phẩm ít purin để bồi bổ sức khỏe. Và thường xuyên vận động nhẹ nhàng hay tập các môn thể thao phù hợp.
- Giữ thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ (không nên thức khuya, đi ngủ đúng giờ,…)
Để phương pháp chữa bệnh gout bằng đậu xanh có thể phát huy hiệu quả tốt nhất thì không nên bỏ dở giữa chừng mà nên kiên trì sử dụng trong một thời gian. Tuy nhiên, vẫn nên giữ các thói quen dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý và đến khám bác sĩ khi cần thiết.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: