Người con đất Mường với nhân duyên chữa bệnh cứu người
Trong chuyến công tác lên Lương Sơn, Hòa Bình nghiên cứu và viết về những điều kỳ diệu còn chưa được khám phá của nghề thuốc người Mường đã từng tồn tại hàng ngàn đời nay ở vùng rừng núi sương mờ này, tôi đã gặp khám phá ra các bài thuốc Nam kỳ tài “đệ nhất miền sơn cước” chữa đủ loại bệnh của lương y Hoàng Văn Tuấn với cái tên thân mật “Kho thuốc sống của dân tộc Mường Hòa Bình”.
“Với 54 dân tộc ở đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, ông cha ta đã để lại cho hậu thế một nền y học dân tộc vô cùng phong phú và quý báu. Nhưng đáng tiếc là trước việc du nhập của y học phương Tây, trong khoảng một thế kỷ qua, vốn quý này đã bị mai một. Là một lương y người dân tộc thiểu số trong gia đình có tới 10 đời làm thuốc Nam, tôi thấy rằng, mình phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn nền y học đó”. Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn đã tâm sự với tôi như vậy.
Theo lời Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn, người Mường từ ngàn năm nay đã quần tụ và sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình với nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Dòng tộc họ Hoàng người Mường từ lâu nổi tiếng là một trong những dòng tộc lâu đời của vùng rừng núi này, có nghề cha truyền con nối làm nghề thuốc Nam chữa bệnh cứu người.
Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn kể rằng, ông là người dân tộc Mường, sinh ra trong gia đình có tới 10 đời làm nghề thuốc Nam ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Vùng đất nghèo khó này là kho dược liệu rất quý. Từ mấy thế kỷ trước, các cụ trong dòng họ của ông đã sử dụng thuốc Nam chữa bệnh cho bà con trong vùng. Cha của ông là một thầy lang nổi tiếng được mọi người trong bản yêu mến. Nghiệp làm thuốc Nam của gia đình đã cho ông niềm đam mê nghiên cứu dược liệu ngay từ khi còn nhỏ. Như bao đứa trẻ khác của bản Mường đã quen thuộc với những cây thuốc quanh vùng, lương y Hoàng Văn Tuấn học tập cha ông tổ tiên dùng các loại lá cây để chữa bệnh. Lớn lên, ông quyết tâm theo học Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và trường Đại học Lâm Nghiệp. Tại đây ông bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ với đề tài nghiên cứu “Cây thuốc dưới tán rừng Vùng Tây Bắc” Ra trường, ông về công tác và trở thành Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Dược liệu thuốc Nam, Giám đốc nhà thuốc Mộc Nhân Đường.
Trong quá trình làm việc, công tác, ông vẫn đau đáu với những cây thuốc quê nhà, những bài thuốc bí truyền của dân tộc, ông thường xuyên nghiên cứu, thử nghiệm các công thức các bài thuốc để vừa đúc rút kế thừa vừa không ngừng cải tiến để các bài thuốc phù hợp hơn với thời đại.. Đến nay, ông được mệnh danh là kho báu thuốc nam của người Mường vì nắm giữ nhiều bài thuốc quý nhất về các bệnh xương khớp, thoái hóa, tiểu đường, trĩ, gan, mỡ máu, mỡ gan, dạ dày, đại tràng, huyết áp cao, thấp, yếu sinh lý, vô sinh, hiếm muộn, lậu, giang mai ngứa lở, mề đay, sởi, quai bị, thủy đậu…
Các bài thuốc là kết tinh tinh hoa ngàn đời của người Mường vùng núi Hòa Bình và bí kíp gia truyền của dòng họ Hoàng. Bài thuốc còn được chắt lọc và phát triển cùng với các bí quyết của các vị lang già dân tộc ít người Hòa Bình,Tây Bắc khi lương y Tuấn đi học tập, công tác.
Nói về các bài thuốc quý độc đáo mà chỉ có ông may mắn có cơ duyên nắm giữ Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn cho biết: Tôi là người con bản Mường nên luôn có ý thức kế thừa và lưu giữ truyền thống chữa bệnh của tổ tiên cha ông từ bao đời nay để lại. Tuy nhiên là một con người thời đại mới với kiến thức y học hiện đại được học hành, được tiếp thu nên các bài thuốc của tôi thì luôn hòa trộn đông tây, kim cổ, truyền thống và hiện đại tạo nên nét mới trong bài thuốc của tôi. Vì mục đích là phát huy hiệu quả cao nhất khi đến với người bệnh.
Hầu như các bài thuốc của lương y Tuấn đều gồm nhiều vị, có vị đơn giản quen thuộc, có vị quý hiếm, có một số vị phải lấy trên núi cao, rừng sâu, trèo đèo lội suối nhiều ngày mới có được. Đặc biệt, có nhiều vị thuốc chỉ người Mường dân tộc ông mới biết tên và chỉ lưu truyền trong y văn cổ của dân tộc Mường, còn trong sách y học hiện đại không hề biết tới. Do đó, có nhiều lang y khác thấy bài thuốc của lương y Tuấn tốt muốn bắt chước theo cũng không sao giống được.
Theo Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn, hiện nay khi chữa các loại bệnh ông đều ứng dụng các kiến thức y học hiện đại như xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm tại các bệnh viện để tìm ra căn nguyên căn bệnh chính xác hơn, còn khi bắt tay vào chữa bệnh ông dùng thuốc Nam sắc uống từ thảo dược núi rừng, áp dụng cách chữa trị của người dân tộc Mường thì sẽ giúp đẩy lùi bệnh theo một cách riêng, rất hiệu quả. Nhiều người phản bác cho rằng đó là cách chữa mang tính mơ hồ, đầy tính kinh nghiệm chỉ là cha truyền con nối không có cơ sở khoa học nhưng họ không thể phủ nhận hiệu quả cực tốt và bất ngờ của phương pháp này và đặc biệt nếu nghiên cứu kĩ nguyên lý y học cổ truyền của dân tộc Việt nói chung và y học bản Mường nói riêng thì sẽ thấy rất hợp lý và đúng đắn.
Ông áp dụng nhiều cách chữa bệnh, ngoài thuốc uống dạng sắc, lương y Tuấn còn sử dụng thuốc lá đắp để chữa gãy xương và các bệnh về xương khớp, ông được coi là “cao thủ đắp thuốc xứ Mường” bởi ông là một trong số ít lương y ở Việt Nam sở hữu bí quyết làm thuốc lá đắp vào chỗ gãy xương hoặc chỗ xương khớp sưng nóng đỏ đau để làm liền xương hoặc làm giảm đau, tiêu sưng, giảm phù nề, chỉ sau 10 -20 ngày là bệnh nhân liền xương, hết đau, hết bệnh. Công trình nghiên cứu mang đậm bản sắc dân tộc này đã mang lại giá trị chữa bệnh rất cao cho người bệnh.
Bệnh nhân khỏi bệnh – nhân chứng sống cho tài chữa bệnh của lương y xứ Mường
Chị Nguyễn Thị Thanh (40 tuổi, Hải Hậu, Nam Định) là bệnh nhân mà lương y Tuấn nhớ nhiều nhất bởi chị đến thăm khám ông cách đây 3 tháng trong tình trạng không thể đi lại được, phải có người bế từ ngoài xe vào. Chị bị viêm đa khớp ngày càng nặng, đến mức không thể chải đầu, không thể cầm nước uống. Chị đã đi chữa nhiều nơi mà không khỏi, lên cả bệnh viện lớn tại Hà Nội được kê hàng đống thuốc tây giảm đau mà chỉ đỡ tạm thời rồi lại đâu vào đó. Khi có người hàng xóm chữa bệnh của lương y Tuấn thuyên giảm đau khớp gối, chị Thanh liền tìm đến ông với hi vọng còn nước còn tát, thử lần cuối cùng sau khi đã quá mệt mỏi bởi hành trình chữa bệnh đầy vô vọng của mình. Chị nói với lương y Tuấn “Nếu lương y không chữa được cho tôi, chồng tôi bỏ tôi mất”. Thế nhưng chỉ sau 1 tháng thuốc vừa đắp thuốc vừa kiên trì uống thuốc sắc của lương y Tuấn, chị Thanh đã tự mình bắt xe khách đi đến nhà lương y khám được mà không cần có người đưa đi. Sau 2 tháng thuốc chị đã có thể lao động nhẹ như nấu cơm, quét nhà, làm vườn…Sau 3 tháng thuốc thì chị đã trở lại cuộc sống bình thường, đi ra ngoài ruộng làm việc đồng áng. Khi đi khám lần 4 chồng chị đã trực tiếp đưa đi và nói lời cảm ơn ông đã chữa khỏi cho vợ mình. Tuy nhiên lương y Tuấn động viên chị duy trì thêm 1 tháng thuốc nữa để ổn định hẳn, lưu ý chị không làm việc quá nặng để không tái phát bệnh và giữ gìn ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh khác khi đến với lương y Tuấn đã không chỉ không tốn kém tiền phải đi phẫu thuật mà còn tránh được biến chứng của can thiệp dao kéo khi đã thuyên giảm bệnh sau một thời gian điều trị. Chị Nguyễn Thị Lan (35 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội) bị bệnh trĩ là một trường hợp như thế, chị chia sẻ: “Tôi bị trĩ nội độ 4, búi trĩ đã lòi ra ngoài bằng đốt ngón tay, bác sĩ đã chỉ định cho tôi đi phẫu thuật. Nhưng nghĩ thấy phẫu thuật quá tốn kém lại đối mặt với biến chứng sau cắt là đại tiện mất tự chủ, rò hậu môn, hẹp hậu môn….mà vẫn có thể tái phát bệnh nên tôi không dám. Nhưng cảm giác lúc nào cũng thò búi trĩ ra ngoài vướng víu khó chịu, khi bị nóng quá lại chảy máu tôi rất khổ sở. Không thể chia sẻ được với ai cho đến khi biết đến lương y Tuấn, tôi mới thật sự được giải thoát. Chỉ sau 1 tháng thuốc tôi đã co búi trĩ lên được 50% và đi ngoài rất dễ dàng. Thấy tiến triển tôi kiên trì dùng liền 3 tháng, đến giờ tôi đã khỏi 90% rồi, ngồi xổm hay đi xe máy vô tư không bị đau rát hay vướng víu nữa. Được như thế này tôi rất mừng, vừa không phải phẫu thuật mà ổn định được bệnh”.
Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn cho biết: Chữa cho bệnh nhân khỏi hoặc đỡ bệnh làm được cho rất nhiều người. Nhưng vẫn có lời khuyên là bệnh nhân khi đã khỏi nên thay đổi lối sống và ăn uống, sống thật điều độ, tập thể dục và tránh lao động quá nặng, như bệnh xương khớp hay trĩ tuy khỏi nhưng nếu ăn uống vô độ, sinh hoạt và lao động không giữ gìn vẫn có thể tái phát và phải dùng thuốc lại.
Vẫn còn rất nhiều điều muốn lương y Tuấn chia sẻ, rất nhiều điều muốn tìm hiểu về bệnh nhân của ông, nhưng số người ngồi chờ khám tại phòng khám của ông còn rất đông, mặc dù kim đồng hồ đã chỉ đến con số 13 giờ. Chúng tôi đành ra về, chia tay cái không khí trong trẻo và đầy gió mát của vùng núi cao. Hình ảnh vị lương y nhân hậu với cách nói chuyện với bệnh nhân nhẹ nhàng từ tốn, sẵn sàng chia sẻ với nỗi đau người bệnh đã thật sự chinh phục trái tim chúng tôi, khiến chúng tôi ngưỡng mộ và yêu mến. Không ngưỡng mộ sao được khi ông được coi là cứu tinh của hàng ngàn bệnh nhân, nhiều người đã coi ông là người cứu vớt cuộc đời mình, giúp họ trở về với niềm vui giản dị đời thường. Ông là vị lương y nhân hậu khi đã chữa trị miễn phí cho rất nhiều trẻ em, người nghèo và bệnh nhân xơ gan cổ trướng trên khắp cả nước và là người được coi là có công lớn trong việc phục hồi nền y học cổ truyền người Mường nói riêng và Việt Nam nói chung.
Là người sở hữu kho báu thuốc Nam khổng lồ của người Mường, kế thừa tinh hoa gia tộc họ Hoàng, Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn luôn đau đáu một trăn trở: Nền đông y của Việt Nam vốn có từ lâu đời với nhiều thế mạnh, làm sao để giữ gìn và phát huy vốn quý đó? Làm sao để các bài thuốc quý đến được với người bệnh? Nhìn ra thế giới, các nước tiên tiến bậc nhất cũng rất ưa chuộng nền y học cổ truyền, tỉ lệ sử dụng y học cổ truyền có nước lên đến 90% người dân, trong khi Việt Nam với lịch sử đông y lâu đời và được ưu đãi về thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu với hơn 5.000 loài thực vật phong phú. Riêng vùng núi cao Hòa Bình là cái nôi thuốc Nam của nước ta, nơi mọc lên hàng ngàn cây thuốc quý hiếm nhưng xảy ra tình trạng nhiều dược liệu quý đã bị khai thác bán ra nước ngoài.
Xuất phát từ trăn trở đó, lương y Hoàng Văn Tuấn đã phát triển nhà thuốc Mộc Nhân Đường tiền thân nhà thuốc 10 đời của dòng họ Hoàng, đánh dấu sự đóng góp cho việc gìn giữ và phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam trong thời đại mới. Nhà thuốc là kết tinh kho báu thuốc Nam của người Mường với hàng nghìn bài thuốc quý. Không chỉ phát huy vai trò trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân, nhà thuốc Mộc Nhân Đường còn có những đóng góp rất lớn cho nền y học Việt Nam trong việc chữa bệnh miễn phí cho rất nhiều bệnh nhân nghèo, trẻ nhỏ và các bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Bên cạnh đó, nhà thuốc Mộc Nhân Đường còn nghiên cứu, nuôi trồng, nhân giống các thảo dược quý để bảo tồn nguồn dược liệu thuốc Nam cho dân tộc. Hiện nay, nhà thuốc Mộc Nhân Đường là một điểm du lịch đông y đầu tiên ở Việt Nam hàng ngày đón rất nhiều các du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, khi đến với nhà thuốc, du khách sẽ được bắt mạch, khám bệnh miễn phí và mua những thảo dược quý hiếm, có cơ hội tìm hiểu kho tàng y học thuốc Nam của người Mường nói riêng và nền y học cổ truyền Việt Nam nói chung.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: