Cách phòng chống bệnh gout qua chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đối với người bệnh gout đặc biệt quan trọng đối với người bị gout. Bệnh gout là một dạng viêm khớp thường gặp có diễn biến phức tạp. Có thể dẫn đến những cơn đau sưng khớp nghiêm trọng. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và gây đau dữ dội. Do đó, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc da tại nhà hiệu quả để hạn chế nguy cơ tái phát những cơn đau.
Không sử dụng các loại thực phẩm giàu purin
Đây là cách phòng chống bệnh gout mà bạn nên chú ý đầu tiên. Các chuyên gia cho biết, những thực phẩm có chứa hàm lượng purin lớn khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu, dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại các khớp. Tình trạng này sẽ khiến xương khớp bị đau nhức dữ dội. Do đó bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều purin, cụ thể như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, các loại nấm, đậu hạt và bia rượu.
Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… Những loại thực phẩm này giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, từ đó ngăn ngừa sự hình thành acid uric trong máu và phòng ngừa nguy cơ bệnh gout.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng là một cách phòng chống bệnh gout tại nhà hiệu quả. Việc tăng cường lượng nước trong cơ thể sẽ giúp thận khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình đào thải axit uric được tốt hơn. Theo các nghiên cứu cho thấy việc uống nhiều hơn 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm khoảng 48% nguy cơ bùng phát những cơn đau gout cấp tính.
Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp làm giảm sưng viêm trong cơ thể bằng cách kích thích thận giải phóng các chất lỏng dư thừa. Thận hoạt động tốt sẽ giúp làm giảm sự tích tụ axit uric trong máu, các khớp và phòng ngừa các cơn gout hiệu quả. Tuy nhiên, lượng nước sử dụng cho mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, giới tính và các yếu tố liên quan.
Sử dụng nước chanh
Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng nước chanh thường xuyên để phòng ngừa bệnh gout. Nước chanh đã được chứng minh là có thể mang lại một số lợi ích tích cực cho sức khỏe, bao gồm cả việc giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh gout.
Nước chanh có thể giúp cân bằng lượng axit uric bằng cách tăng nồng độ kiềm trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nồng độ pH của máu. Nước chanh cũng làm thay đổi tính kiềm trong nước tiểu. Ngoài ra, chúng cũng có thể kích thích cơ thể giải phóng nhiều canxi cacbonat. Khoáng chất này cũng có thể liên kết với axit uric, phân hủy axit thành nước và các hợp chất khác an toàn hơn cho sức khỏe. Điều này khiến máu có ít axit uric hơn, giúp phòng ngừa nguy cơ bùng phát bệnh gout.
Người bệnh có thể uống nước chanh mỗi ngày. Tuy nhiên bạn không nên tiêu thụ quá nhiều nước chanh bởi nó có thể làm mòn men răng, kích ứng cổ họng và gây đau dạ dày. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên pha loãng nước chanh khi uống và súc miệng ngay sau khi uống nước chanh.
Giảm cân và duy trì cân nặng
Để đạt được cân nặng hợp lý, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp. Giảm cân giúp làm giảm hàm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể. Theo nghiên cứu, chất béo có thể ngăn cản việc loại bỏ axit uric ra khỏi thận. Ngoài ra, nếu bụng tích tụ quá nhiều mỡ và chất béo có thể làm tăng nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ và bệnh gout.
Tuy nhiên, việc giảm cân quá đột ngột cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, bạn không nên nhịn đói, nhất là nhịn đói lâu ngày. Bởi điều này có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Do đó, người bệnh nên ăn đủ bữa trong ngày và có kế hoạch giảm cân khoa học để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Để duy trì cân nặng của mình, bạn nên cắt giảm khẩu phần ăn của mình một cách từ từ. Nên ăn nhiều hoa quả trước bữa ăn để giúp làm đầy dạ dày, khiến bạn thấy nhanh no hơn. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa/ngày, ăn ít hơn vào buổi tối và tránh ăn khuya. Một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp đồng thời giúp giảm cân hiệu quả như: Rau xanh, bột yến mạch, gạo lứt, khoai lang, củ đậu,…
Phòng chống bệnh gout nhờ chế độ sinh hoạt
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng có thể phòng ngừa bệnh gout nhờ sinh hoạt làm việc điều độ. Dưới đây là một số vấn đề trong sinh hoạt bạn cần lưu ý nếu không muốn đối mặt với bệnh gout.
Cách phòng chống bệnh gout bằng việc rèn luyện thể dục thể thao
Đây là thói quen mà mỗi người nên áp dụng thường xuyên. Việc vận động ít nhất 30-45 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tăng độ dẻo dai của xương khớp. Bạn có thể tham gia một số một thể thao phù hợp với sức khỏe như tập yoga, các môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe, tập yoga, đi bộ, đạp xe,…
Thường xuyên vận động sẽ làm tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp thận hoạt động hiệu quả và nhanh chóng đào thải axit uric ra ngoài. Đồng thời điều này cũng giúp dịch khớp tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp, làm giảm sưng đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý không tập luyện quá sức dẫn đến chấn thương vùng xương khớp.
Có chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ hợp lý
Để có một sức khỏe tốt, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, tốt nhất nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Làm việc khoa học, tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, stress… Vì điều này có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Ngoài ra, bệnh gout còn liên quan mật thiết với các bệnh như tim mạch, thận mạn tính, tiểu đường, tăng huyết áp… Nếu quản lý tốt các bệnh lý này có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Khi dùng các thuốc như thiazid, furosemid, aspirin… cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì các loại thuốc này có thể làm khởi phát cơn đau nhức tại các khớp. Do đó việc kiểm soát tốt các bệnh lý trên cũng là cách phòng chống bệnh gout bạn nên thực hiện.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: