Đặc điểm cỏ bờm ngựa
Cỏ này có tên khoa học là Pogonatherum crinitum, thuộc họ Lúa. Ở Trung Quốc, nó được gọi là “kim ty thảo” 金丝草. Cỏ này trông như cỏ lá tre nhưng cao lớn hơn và mọc thành bụi nhỏ. Thân cây có các đốt sát nhau và hoa mọc thành cụm, có nhiều lông và có màu trắng.
Thông thường, loại cỏ này được dùng để nuôi gia súc, ngựa và cừu (ngoài ra còn được dùng làm chổi và các sản phẩm từ cỏ khác) (1) (2). Ngoài nước ta thì Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… đều có nhiều cỏ này.
Công dụng làm thuốc của cỏ bờm ngựa
Theo kinh nghiệm dân gian thì toàn cây cỏ bờm ngựa đều có thể dùng làm thuốc. Được biết, nước sắc từ loại cỏ này có vị ngọt nhẹ và có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, nó còn được biết đến với các công dụng sau:
Cách dùng: lấy từ 15 – 30 g toàn cây, nấu lấy nước uống (1).
Các bài thuốc kết hợp có dùng cỏ bờm ngựa
Với bệnh tiểu đường và viêm nhiễm đường tiết niệu, bạn có thể dùng riêng loại cỏ này hoặc kết hợp nó cùng một số vị thuốc khác theo các công thức sau:
1. Để điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu
- Chuẩn bị: 15 g toàn cây cỏ bờm ngựa, 24 g biển súc, 15 g rễ tranh và 15 g rau mã đề.
- Thực hiện: nấu lấy nước uống mỗi ngày một thang (1).
2. Để điều trị tiểu đường
- Chuẩn bị: 60 g toàn cây cỏ bờm ngựa và 12 hạt bạch quả (đập vỡ dọc rồi tách vỏ, móc bỏ tim hạt).
- Thực hiện: nấu lấy nước uống mỗi ngày một thang (1).
Các nghiên cứu về cây cỏ bờm ngựa
- Hoạt tính kháng HBV: Kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy có ít nhất 4 hợp chất được phân lập từ cây cỏ bờm ngựa có tác dụng chống lại HBV – virus gây bệnh viêm gan B (3).
- Hoạt tính kháng nấm: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều hoạt chất được chiết xuất từ cây cỏ bờm ngựa có tác dụng kháng nấm (chống lại 8 loại nấm gây hại cho cây trồng nông nghiệp ở mức trung bình) (4).
- Đối với bệnh suy thận mãn tính: Kết quả nghiên cứu trên chuột bị suy thận mãn tính cho thấy chiết xuất nước từ cây cỏ bờm ngựa có các hoạt chất giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh, vì vậy, loại cỏ này được đề nghị nghiên cứu nhiều hơn để có thể ứng dụng lâm sàng trong tương lai (5).
Liều lượng
- Ở Trung Quốc, loại cỏ này được gọi là kim ty thảo và được biết đến với các công dụng: thanh nhiệt, giải độc, điều trị cảm mạo sốt cao, trúng nắng, viêm thận thủy thũng, hoàng đản do viêm gan, tiểu đường và trẻ nhỏ bị bệnh về nhiệt lâu ngày không khỏi (nếu dùng khô thì sắc uống từ 9 – 15 g, nếu dùng tươi thì sắc uống từ 30 – 60 g tùy theo chỉ định của thầy thuốc) (6).
- Cỏ bờm ngựa còn được gọi là cỏ đuôi ngựa, cỏ râu dê, hoàng mao thảo 黄毛草, mao mao thảo 毛毛草, bút tể thảo 笔仔草, miêu tể thảo 猫仔草… (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: