Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chữa Được Viêm Gan, Xơ Gan bằng cây chó đẻ hay

Cao chè vằng nguyên chất

Mô tả cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ răng cưa có thân cao từ 30 – 80 cm. Bao quanh thân là các cành cây nhỏ dài xấp xỉ 20cm, các nhánh cây bên lá nhỏ giống kiểu lá phượng, dưới cành lá là nơi ra hoa kết trái. Hoa thường có vào thời điểm từ xuân sang hè (từ tháng 4 đến tháng 6) và có quả vào mùa thu vào độ tháng 8 . Riêng hoa chó đẻ có hai loại đực và cái.

Hình ảnh cây chó đẻ răng cưa 

Hình ảnh cây thuốc chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa và dược liệu sau khi phơi khô

Các loại cây chó đẻ răng cưa trong tự nhiên

Có 3 loại cây chó đẻ răng cưa bao gồm:

Cây chó đẻ có thân xanh đậm

Có tên khoa học là Phyllanthus sp. Loại này có lá màu xanh đậm, bản to, thưa cùng tách rời nhau. Loại này không được dùng để làm thuốc.

Cây chó đẻ răng cưa thân xanh

Tên khoa học là Phyllanthus niruri. Hay còn gọi là diệp hạ châu. Loại này có lá màu xanh nhạt hơn loại trên, lá cũng mỏng hơn và ngắn hơn. Cành lá thưa thớt, ít nhánh, có vị đắng nên còn có tên khác là diệp hạ châu đắng. Đây được xem là loại chó đẻ răng cưa có dược tính mạnh nhất.

Cây chó đẻ có thân đỏ

Tên khoa học là Phyllanthus urinaria. Đây là loại cây chó đẻ có màu thân hơi đỏ, đậm hơn thân lá dưới một chút. Đặc điểm hoàn toàn khác: lá dài và dày hơn hai loại kia, tuy nhiên dược tính kém hơn loại thân xanh nên người dân cũng không khai thác nhiều.

Lưu ý: Vào mùa mưa thì có nhiều loại cây chó đẻ thân đỏ lại chuyển sang màu xanh do cây phát triển nhanh và không đủ những sắc tố để thân cây khả năng phát triển ra màu đặc trưng của chúng. Do vậy mà đã khiến nhiều người nhận biết nhận nhầm với những loại cây chó đẻ răng cưa trên.

Phân bố cây chó đẻ răng cưa 

Chó đẻ răng cưa là loại cây mọc hoang dại khắp nơi trong các vùng núi, sườn đồi, ven bờ ruộng, nương rẫy… Hiện tại, cây chó đẻ răng cưa được trồng với số lượng lớn để làm nguyên liệu dùng bào chế thuốc chữa bệnh.

Bộ phận dùng (cho loại chó đẻ răng cưa thân màu xanh – Phyllanthus niruri)

Bao gồm lá, cành, hạt dùng để làm thuốc.

Cây có đẻ răng cưa có tác dụng gì?

Loại chó đẻ răng cưa (Cây diệp hạ châu) thường có vị đắng, ngọt, mát. Được dùng như là thuốc sát trùng, có tác dụng tiêu viêm, mụn nhọt, giảm sưng vết do côn trùng đốt. Lợi tiểu tiện, bảo vệ gan, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, lợi sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Chó đẻ răng cưa còn chữa ỉa chảy, viêm ruột.

Cách sử dụng

Dùng dạng tươi thì lấy khoảng 30 – 70g/ lần. Cứ sử dụng thật nhiều ngày đến khi khỏi hẳn bệnh mà không lo bị độc hại. Đối với việc dùng khô thì lấy khoảng 30 – 40g, sắc uống ngày từ 2 đến 3 lần mỗi ngày là có tác dụng.

Một số bài thuốc sử dụng cây chó đẻ răng cưa để chữa bệnh 

Chữa viêm gan cấp hoặc mãn đang ở mức độ nhẹ hoặc vừa, đã qua  xét nghiệm HbsAg (+). 

Dùng cây chó đẻ răng cưa khoảng 30 – 40g, chua ngút 15g, cỏ nhọ nồi 17g, nước 6 bát (200ml) sắc lấy 1 bát (200ml). Mỗi ngày uống khoảng 3 bát, chia làm 3 lần sáng, trưa, tối. Uống cho tới khi khỏi thì thôi.

Cây chó đẻ răng cưa chữa viêm gan, xơ gan cực tốt

Cây chó đẻ răng cưa chữa xơ gan cổ trướng ở thể đã nặng

Lấy cây chó đẻ răng cưa đắng đã được rửa sạch sau đó sao khô. Dùng khoảng 100g sắc nước 3 lần. Sau đó dùng chung với nước sắc, thêm khoảng 150g đường, nấu cho tới khi tan đường thì thôi.

Mỗi ngày chia nhiều lần uống (thuốc rất đắng), phải uống từ 30 ngày đến 40 ngày. Lưu ý trong những ngày này nên hạn chế muối, ăn thêm nhiều đạm như: thịt, trứng, cá… Chỉ có như vậy mới tốt cho gan và mau chóng phục hồi tổn thương từ gan của bạn.

Chữa bệnh viêm gan do virus

Lấy chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu đắng) sao khô, sắc với nước 3 lần. tiếp đến lấy khoảng 50g đường đun tan trộn lẫn. Sử dụng 3 lần/ngày.

Chữa chứng ăn không ngon, nước tiểu màu sẫm hay đau bụng từ cây chó đẻ răng cưa

Cũng sử dụng 1g chó đẻ, 2g nhọ nồi, 1g xuyên tâm liên. Phơi khô tất cả các vị trong bóng râm rồi tán bột. Sắc bột thuốc này và uống ngày 3 lần.

Ngoài những công dụng trên, cây chó đẻ răng cưa còn một số bài thuốc khác mà bạn có thể tham khảo, nhưng cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Hoặc bạn có thể đọc trong một vài sách về thảo dược có thể nhắc đến chữa một số bệnh khác nữa.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: