Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chế độ ăn 4 đừng và 4 đủ giúp người bị bệnh gan sống lâu sống thọ

Cao chè vằng nguyên chất

“4 đừng” trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh gan 

Việc điều trị bệnh gan đạt hiệu quả nhanh hay chậm, phần lớn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng đúng của người bệnh. Theo đó, trước tiên, người bệnh cần loại bỏ thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của gan bằng cách tuân theo “4 đừng” sau đây:

1. Đừng ăn nhiều đồ ngọt

Đường chỉ nên ăn trong khoảng cho phép. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5gr tương đương 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25gr – tương đương 6 muỗng cà phê đường).
Theo đó, người bệnh gan không nên ăn trên 25gr/ngày (tương đương 5 thìa cà phê đường). Đường không chỉ khiến cơ thể nhanh lão hóa, tăng cân béo phì, stress… mà còn khiến gan “nặng trĩu”. Đường từ trái cây tự nhiên, mật ong, tinh bột sẽ tốt hơn các loại đường trong bánh kẹo, mứt…

2. Đừng ăn mặn

Muối có nhiều  trong nước chấm hoặc các loại thực phẩm muối chua/ mặn
Tương tự như đường, WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối. Muối là loại thực phẩm được khuyến cáo ăn hạn chế nhất, bởi chúng gây tác hại không nhỏ tới sức khỏe. Muối gây tăng nước trong tế bào, từ đó tích nước trên mặt hoặc hai chân của người bệnh gan. Ngoài ra, loại gia vị này còn tăng huyết áp và đẩy nhanh quá trình xơ gan. Vì vậy, chỉ nên ăn dưới 5gr muối/ngày.

3.Đừng ăn món nhiều dầu mỡ

Nội tạng động vật, thịt mỡ, các món ăn chiên xào, quá nhiều dầu mỡ làm tăng cholesterol và tăng áp lực lên gan. Người bệnh gan không nên ăn nhiều, những loại thực phẩm này. Lý do chất béo tích tụ lâu ngày sẽ tăng gánh nặng và kích thước của gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ (là tình trạng lượng mỡ tích tụ nhiều trong gan, chiếm trên 5% khối lượng gan).

4. Đừng uống bia rượu

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý – Phó chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở. 90% còn lại sẽ đến thẳng gan. Khi lượng cồn vượt quá mức một đơn vị sẽ khiến tế bào gan hoạt động quá tải, chất độc không được xử lý mà xâm nhập vào gan và cơ thể.
Không dừng lại ở đó, chất cồn và các độc tố khác từ bia rượu sẽ kích hoạt tế bào Kupffer của gan, làm sản sinh quá mức các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… tấn công tế bào gan, khiến chúng tổn thương và chết nhanh chóng.
Thói quen uống rượu bia quá nhiều gây hư hại các chức năng gan và kích thích tế bào Kupffer sản sinh các chất gây viêm
Những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng gan bị hư tổn và hủy hoại, từ đó gây suy giảm khả năng giải độc. Các độc tố ứ đọng ngày một nhiều làm gan nhiễm độc nặng nề. Tình trạng nhiễm độc kéo dài, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và những bệnh lý khác ngoài gan.
Do đó, người bị bệnh gan nên loại trừ thức uống này ra khỏi thực đơn. Điều này giúp kìm hãm bệnh tiến triển, tình trạng xơ hóa vì thế cũng được “giảm tốc”. Thay thế rượu bằng nước lọc. Duy trì uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, khoảng 1,5-2 lít/ngày.

“4 đủ” trong thế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan

Để sống lâu, sống thọ, chỉ loại bỏ những thói quen ăn uống gây bất lợi cho gan thôi chưa đủ, người bệnh gan còn cần thu nạp hàm lượng dưỡng chất hợp lý theo 4 nhóm sau:

1. Đủ chất đạm

Chất đạm hay protein là dưỡng chất căn bản duy trì sự sống của mọi tế bào, là thành phần hình thành các mô cấu tạo. Thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cơ thể và hoạt động của cơ quan nội tạng.
Đối với cơ thể, nếu gan tạo ra 80% amino acid cần thiết từ chất đạm thì 20% còn lại phải do thực phẩm cung cấp. Do đó phần ăn cần đa dạng, có sự cân bằng các nhóm thực phẩm. Ngoài ra, nhu cầu về chất đạm cũng thay đổi tùy vào các yếu tố tuổi tác, giai đoạn tăng trưởng, và tình trạng hiện tại của cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đạm tối thiểu cần thiết mỗi ngày cho người bình thường, ít vận động là 0,8gr/kg trọng lượng cơ thể. Thế nhưng, đối với người viêm gan ở giai đoạn nhẹ, nếu hoạt động nhiều, người bệnh cần nhân đôi (hoặc nhân 2,5) hàm lượng trên để duy trì sức khỏe. Khi bước vào giai đoạn nặng như viêm gan mạn thì lượng đạm cần duy trì 1-1,5gr/kg cân nặng/ngày. Tương tự xơ gan cần 1gr/kg cân nặng/ngày. Lý do, khi mắc bệnh, khả năng giải phóng glycogen dự trữ thành năng lượng của gan bị suy giảm, khiến cơ thể phải sử dụng các mô cơ để thực hiện chức năng này. Điều này khiến cơ bắp bị hao mòn và gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
Nguồn đạm đến từ nhóm thịt trắng như thịt gà hay cá, các loại đậu, hạt sẽ tốt cho người bệnh hơn là thịt từ bò hay heo.

2. Đủ chất béo lành mạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có hai vai trò chính là cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ. Thiếu chất béo, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mau đói, suy giảm trí nhớ, hệ thống miễn dịch suy yếu…
Với người bình thường, giới hạn chất béo nên tiêu thụ trong ngày là khoảng 30gr (tương đương 5 thìa cà phê dầu, mỡ). Đối với người mắc bệnh gan chỉ nên thu nạp chất béo trong khoảng từ 15-30gr. Các chuyên gia đưa khuyến cáo, với những người mắc bệnh gan nên sử dụng đa dạng các loại dầu chiết xuất từ thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành hay các loại hạt, cá hồi, bơ… thay thế cho dầu mỡ từ động vật.

3. Đủ chất xơ

Chất xơ hỗ trợ cho quá trình làm sạch của gan diễn trơn tru và hiệu quả
Chất xơ vốn đảm đương nhiệm vụ dọn dẹp, làm sạch đường tiêu hóa. Đối với người bị bệnh gan, chất xơ lại càng vô cùng cần thiết. Lý do, khi gan “mắc bệnh” chức năng lọc máu của gan hoạt động không tốt. Chất xơ sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm tải “sức nặng” cho gan. Chất xơ tan trong các loại rau, củ, trái cây, các loạt hạt và đậu… giúp điều hòa đường trong máu và giảm cholesterol.

4. Đủ vitamin và khoáng chất

Khi bị bệnh gan, chức năng hòa tan các vitamin (A, D, E…) cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây hiện tượng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, vì thế sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Do đó, những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây tươi (cam, quýt, đu đủ, cà rốt, cà chua…), rau lá xanh (súp lơ xanh, cải bó xôi, rau muống, rau ngót, măng tây…) sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cần thiết đối với người bị bệnh gan. Duy trì hàm lượng 400 – 600gr rau xanh + trái cây/ngày là con số lý tưởng để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho người bệnh gan.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gan 

Người bệnh gan nên chia nhỏ khẩu phần và duy trì khoảng 4-6 bữa/ngày. Nên ăn nhiều vào buổi sáng và giảm dần về chiều tối. Ngoài ra, thực phẩm chế biến cho người mắc bệnh gan nên đảm bảo yếu tố mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Duy trì chế độ ăn nhạt, vừa phải, không quá nhiều gia vị sẽ giúp gan không phải làm việc vất vả. Thức ăn cần tươi mới, thời gian nấu nướng canh chỉnh hợp lý tránh gây thất thoát chất dinh dưỡng.
Dinh dưỡng đúng và đủ giúp duy trì lá gan khỏe mạnh
Người bị bệnh gan ăn gì hay bị bệnh gan nên kiêng gì? Câu trả lời là: Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotein – phức hợp của đạm và các acid nucleic – sẽ tạo ra các chất không tốt cho sức khỏe như ure, axit uric, nitrat, cholesterol… trong quá trình chuyển hóa.
Ngoài ra, để duy trì hoạt động của gan “bền bỉ” hơn, người mắc bệnh gan cũng cần phải thu nạp thực phẩm không kích thích  tế bào Kupffer – nguyên nhân gây phát sinh những loại bệnh về gan hoặc khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nặng. Tế bào Kupffer vốn là đại thực bào thường trú ở gan và cũng là những tế bào đầu tiên tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch, đồng thời có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết. Thế nhưng, khi bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố gây hại (như thực phẩm nhiễm độc, virus, rượu bia, thuốc cải thiện, vi khuẩn…) tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại và gây ra các loại bệnh lý về gan.
Để kiềm chế hoạt động của tế bào này, các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng của S. Marianum và Wasabia trong việc bảo vệ lá gan trước các tác nhân gây hại. Theo đó, bộ đôi tinh chất S. Marianum và Wasabia (có trong Hewel), giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, ngăn không cho tế bào này sản sinh các chất gây viêm, giúp phòng và cải thiện các bệnh lý về gan.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: