Cây cát sâm còn được gọi là dây sâm nam, dây sâm sắn… Tác dụng nổi bật của loại thảo dược này là giúp bồi bổ tăng cường sức khỏe, chính vì vậy nên loài cây thuộc họ đậu này mới được dân gian gọi là cát sâm (Cát = sắn) (1).
Tên khoa học là Millettia speciosa champ (1), thuộc họ đậu (2)
Mô tả: Do là loài cây thuộc họ đậu nên cây có hình dáng gần tương đồng, các bạn xem hình ảnh để thấy rõ hơn.
Cây cát sâm mọc ở đâu ?
Đây là loài cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước ta, hầu như khắp các vùng đồi núi từ Bắc trí Nam đều có, nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc.
Tuy là một loại thảo dược bồi bổ, có nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên hiện nay chúng tôi vẫn thấy có rất ít nơi trồng loài thảo dược quý này, nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc chỉ chủ yếu thu từ rừng tự nhiên nên số lượng rất hạn chế.
Cách chế biến cũng rất đơn giản, củ đào về rửa sạch rồi đem thái mỏng phơi khô để dùng dần.
Thành phần hóa học
Theo GS.Đỗ Tất Lợi củ có chứa ancaloit (1)
Theo nghiên cứu tại Trung Quốc đã tiến hành xác định các cấu trúc trong củ cát sâm bằng cách sử dụng dữ liệu hóa lý và quang phổ. Kết quả 13 hợp chất đã được xác định gồm: axit docosanoic, tetracosane, octadecane, axit hexacosanoic, β-sitosterol axetat, β-sitosterol, syringin, maackiain, formononetin,-baptigenin, axit rotundic, pedunculoid và daucosterol (3)
Các nghiên cứu về cây cát sâm
Nhóm nghiên cứu của trường Cao đẳng Dược, Đại học Quảng Châu, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu tác dụng bảo vệ của cây cát sâm millettiae Speciosae đối với tổn thương gan cấp tính ở chuột. Các nhà nghiên cứu nhận thấy chiết xuất từ cây cát sâm đã làm giảm hoạt động AST và ALT trong huyết thanh, hàm lượng MDA trong homogenate gan và chỉ số gan và đi tới kết luận cây cát sâm có tác dụng bảo vệ tổn thương gan cấp tính ở chuột (5).
Nhóm các nhà khoa học tại Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm chiết xuất cây cát sâm trên chuột với liều 500, 1000, 2000mg/kg để nghiên cứu tác dụng chống mệt mỏi của thảo dược này trong cả hai bài kiểm tra bơi lội và leo núi bắt buộc. Kết quả cho thấy thời gian bơi đến kiệt sức của nhóm chuột được sử dụng chiết xuất cây cát sâm lâu hơn so với nhóm chuột không được sử dụng. Các nhà nghiên cứu đi tới kết luận : Củ cát sâm millettia speciosaChamp có tác dụng chống mệt mỏi đáng kể, và khẳng định rằng đây là một nguyên liệu tiềm năng cho ngành thực phẩm chức năng (6) .
Tính vị
Củ cát sâm có vị ngọt, tính bình (4)
Công dụng của cây cát sâm
- Tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, chống mỏi mệt (1) (6)
- Tác dụng bảo vệ gan (5)
- Điều trị thiếu máu (7)
- Giảm đau nhức xương khớp (1, 7)
- Giảm ho, cảm sốt (1)
Cách dùng củ cát sâm làm thuốc
Dưới đây là kinh nghiệm dùng củ cát sâm theo kinh nghiệm dân gian, caythuoc.org xin giới thiệu tới các bạn.
- Thuốc mát bổ: Liều dùng khoảng 20g đến 30g rễ khô (Hoặc 80g rễ tươi) Sắc với khoảng 4 bát nước, sắc cạn còn khoảng 2 bát nước chia 3 lần uống trong ngày (1). Cách dùng này có tác dụng mát bổ, tăng cường sức khỏe, tốt cho xương khớp.
- Điều trị ho: Cát sâm khô 15g, mạch môn 15g, rễ cây râu tằm 10g sắc nước uống trong ngày (1).
Củ cát sâm có ngâm rượu được không ?
- Các tài liệu y dược học cổ truyền không đề cập đến việc dùng củ cát sâm ngâm rượu. Vì vậy chúng ta không nên tự ý dùng vị thuốc này để ngâm rượu mà nên dùng sắc nước uống theo hướng dẫn ở trên.
- Thông tin thêm: Cát sâm là một vị thuốc rất được ưa chuộng tại Trung Quốc, các trang thương mại điện tử có giao bán rất nhiều các sản phẩm từ cây cát sâm, điều đó cây thuốc này rất được người Trung Hoa tin dùng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: