Cà độc dược tuy là một loại cà có độc. Tuy nhiên cây thuốc này vẫn được dùng rộng dãi trong y học cổ truyền để làm thuốc. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn tới các bạn cách dùng cà độc dược làm thuốc hiệu quả nhưng vẫn an toàn, không lo bị ngộ độc.
Cà độc dược được gọi là mạn đà la, cà hoang….
Tên khoa học
Datura metel L. Thuộc họ cà
Khu vực phân bố
Cây mọc hoang ở khắp nơi, hiện nay cây còn có nhiều ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta.
Cà độc dược ở Việt Nam có 2 loại, một loại cà độc dược hoa trắng cành xanh và một loại cà độc dược hoa tím, cành tím.
Bộ phận dùng
Lá, hoa và rễ cây là bộ phận được dùng làm thuốc.
Vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm thu hái lá, hoa cà độc dược. Sản phẩm sẽ được phơi khô bảo quản dùng dần trong năm.
Thành phần hóa học
Trong lá cây có chứa các chất: hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin, saponin, cumarin, flavonoid, tanin….
Tính vị
Lá cây có vị cay, tính ôn, có độc. Vào kinh phế.
* Công dụng của cây cà độc dược
- Điều trị hen, hen phế quản
- Điều trị đau nhức xương khớp
- Điều trị đau thần kinh tọa
Cách dùng, liều dùng
- Điều trị ho, hen suyễn: Lấy lá cà độc dược thái nhỏ (Như thái thuốc lá) phơi khô. Hút hàng ngày với liều lượng khoảng 1g/ngày. Lưu ý: Cách này vẫn có nguy cơ say, ngộ độc. Nếu có hiện tượng ngộ độc phải ngưng ngay.
- Điều trị đau nhức xương khớp: Dùng lá, hoa, rễ, cành ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ở những chỗ bị đau nhức xương. Cách này có công hiệu giảm đau nhức cực hay.
- Điều trị đau thần kinh tọa: Lấy lá cà độc dược tươi hơ nóng. Đắp vào vùng bị đau nhức. Mỗi ngày bạn chỉ cần duy trì cách trên 1 lần sau 1 tuần sẽ có công hiệu.
Lưu ý khi sử dụng
- Cà độc dược có độc, nên thận trọng khi dùng uống. Khi có dấu hiệu ngộ độc, nôn mửa phải tiến hành các biện pháp để giải độc ngay.
- Không sử dụng quả cà độc dược. Đây là phần có tính độc rất cao.
- Cách giải độc cà độc dược: Lấy 2 thìa đường, 10g cam thảo miếng. Hãm với 200ml nước nóng, thổi nguội cho người bệnh uống khi có dấu hiệu ngộ độc.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: