Khoảng 10 đến 15% dân số sẽ bị sỏi thận trong đời. Những cặn khoáng nhỏ, cứng hình thành trong thận có thể gây đau khi di chuyển. Những người đã bị sỏi thận có 50% khả năng bị bệnh lần nữa trong vòng 10 năm. Nhưng làm thế nào để biết các dấu hiệu là do sỏi thận hay là do đau dạ dày hoặc đau lưng?
Đau đột ngột và dữ dội
Người lớn thường có chẩn đoán sỏi thận sau khi phải đi khám cấp cứu hoặc đến bác sĩ vì cơn đau bụng hoặc đau lưng dữ dội đột ngột. Đau đột ngột và dữ dội ở bụng, đau một bên lưng là một trong những triệu chứng kinh điển của sỏi thận.
Đau liên quan đến sỏi thận thường xuất hiện đột ngột và đôi khi được mô tả là đau như đau đẻ.
Đau dữ dội không có cách nào giảm giúp phân biệt đau do sỏi thận với đau lưng. Đau do sỏi thận đôi khi bị nhầm lẫn với đau lưng vì đau do sỏi thận có thể bắt đầu ở trên cao hơn ở lưng. Khi sỏi di chuyển đến gần bàng quang, vị trí đau có thể dịch chuyển xuống thấp hơn.
Một sự khác biệt quan trọng: Đau lưng đi kèm với sỏi thận không giống như đau lưng do căng cơ thông thường vì nó không liên quan đến bất kỳ động tác nào.
Người ta thường có thể chỉ ta sỏi thận ở bên nào vì cơn đau thường sẽ ở một bên của bụng, nhưng không phải luôn như vậy.
Kích thước sỏi thận có thể khác nhau, trung bình là 5mm. Tuy nhiên, kích thước sỏi không nhất thiết ảnh hưởng đến mức độ đau của người bệnh. Ngay cả một viên sỏi thận rất nhỏ cũng có thể gây ra toàn bộ tổn thương như sỏi lớn. Sỏi thận có thể đau đến mức khiến người bệnh thức giấc và không thể tìm được tư thế đứng, ngồi hoặc nằm nào cho đỡ đau.
Máu trong nước tiểu
Một dấu hiệu cảnh báo khác của sỏi thận là tìm thấy máu trong nước tiểu, xảy ra ở phần lớn bệnh nhân bị sỏi thận. Máu trong nước tiểu là một tình trạng bất thường và cần được đánh giá nếu thấy triệu chứng này.
Các dấu hiệu cảnh báo khác
Mặc dù đau bụng và/hoặc đau lưng dữ dội đột ngột và máu trong nước tiểu có thể là những dấu hiệu chính của sỏi thận, song có những dấu hiệu cảnh báo khác mà bệnh nhân nên tìm kiếm như: Buồn nôn; Nôn; Toát mồ hôi; Tái xanh vì đau.
Một số loại sỏi thận cũng có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến sốt. Khi thận bị tắc nghẽn, nó có thể dẫn đến sốt vì nước tiểu bị ứ lại dẫn đến nhiễm trùng.
Chẩn đoán và điều trị sỏi thận
Sỏi thận có thể được chẩn đoán thông qua X-quang, siêu âm hoặc chụp CAT và thường được phát hiện sau khi người phải nhập viện cấp cứu hoặc đi khám bác sĩ vì đau. Hầu hết bệnh nhân sẽ đưa được viên sỏi ra, dẫn đến giảm đáng kể các triệu chứng. Nhưng một số sỏi thận phải phẫu thuật để loại bỏ. Các bác sĩ đôi khi kê đơn thuốc để giảm đau hoặc để giúp viên sỏi đi ra ngoài. Viên sỏi càng nhỏ thì càng có khả năng tự đi ra ngoài, không cần phẫu thuật.
Làm thế nào để phòng ngừa sỏi thận?
Một cách để ngăn ngừa sỏi thận phát triển là uống đủ nước, vì mất nước được coi là một trong những nguyên nhân chính. Nước giúp làm loãng các chất trong nước tiểu dẫn đến sỏi thận.
Cũng nên để ý đến lượng muối. Ăn mặn có thể làm tăng lượng canxi trong nước tiểu. Khi canxi kết hợp với oxalate hoặc phốt pho, nó tạo ra sỏi thận. Hạn chế lượng muối không quá 2.300mg mỗi ngày; nếu trước đây bạn đã từng bị sỏi thận, hãy giảm lượng muối xuống 1.500 mg.
Hạn chế thịt động vật cũng có thể giúp ích. Quá nhiều protein động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và hải sản, làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Axit uric là một thủ phạm nữa gây sỏi thận.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: