Vài nét về bom (táo tây)
Trong văn hóa phương Tây, quả táo tây gắn liền với hình ảnh “trái cấm” trong vườn địa đàng, với hình ảnh thương hiệu Apple và những quả táo trong truyện cổ tích (như Bạch tuyết và bảy chú lùn chẳng hạn). Ở nước ta, nhất là khu vực miền Nam, quả táo tây hay được gọi là bom hay pom (theo phiên âm tiếng Pháp là “pomme”).
Như vậy, bom là quả của cây táo tây Malus domestica. Trên thế giới, có hơn 7500 giống bom với nhiều đặc điểm khác nhau và Trung Quốc là nước sản xuất bom nhiều nhất thế giới (1).
Công dụng của bom (táo tây)
Quả bom có thể ăn tươi và cũng có thể chế biến thành các món như trái cây dĩa, nước ép hoặc các món chế biến khác. Khi quả bom chín, bạn có thể hái để ăn tươi giúp thanh trừ độc tố và phòng tránh một số bệnh thường gặp.
Theo tư liệu y học, ăn bom mang lại các lợi ích như:
Ngoài ra, khi nói về quả bom, có hai ưu điểm có thể kể đến là:
- Ngăn ngừa sỏi mật: Trong quả bom có chứa axit tartaric và hemixenlulozaa giúp hấp thu mỡ xấu là cholesterol, từ đó, các mỡ xấu này sẽ cùng bị thải ra ngoài qua quá trình bài tiết. Như vậy, ăn bom một mặt giúp giảm mỡ máu, mặt khác lại giúp ngăn ngừa sỏi mật vì kết tủa cholesterol là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi mật (2).
- Giúp điều trị cao huyết áp và phù thũng: Trong quả bom có chứa một lượng kali đáng kể (102 mg/ 100 g). Vì vậy, ăn bom sẽ góp phần thúc đẩy cơ thể bài tiết sodium, từ đó giúp hạ huyết áp và giảm phù thũng (1) (2).
Một số món ăn điều trị bệnh từ quả bom
1. Điều trị suy nhược và táo bón ở người lớn tuổi
Ở người lớn tuổi thì táo bón, trĩ và suy nhược là những bệnh thường gặp nhất (nhất là táo bón). Trong trường hợp này, bạn có thể dùng nha đam và bom làm thành món ăn để giúp giảm bớt các triệu chứng trên.
Cách làm như sau: lấy một trái bom, gọt bỏ vỏ, móc bỏ hạt và phần xơ cứng bao quanh hạt rồi lấy thịt quả chẻ nhỏ ra. Sau đó, các bạn lấy một miếng nha đam (phỏng chừng bằng với quả bom), gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt nhỏ thịt nha đam ra, sau đó cho vào máy xay sinh tố và xay cùng với thịt quả bom. Sau khi xay xong, bạn đổ ra ly và để ăn dần vào buổi tối (sau bữa ăn). Với món ăn này, nếu người dùng bị tức ngực, viêm khí quản và có nhiều đờm thì nên ăn vào buổi trưa (sau bữa ăn trưa) (2).
2. Điều trị thiếu máu, phù thũng, chóng mặt và mất ngủ
Nguyên liệu: nửa kg bom, 10 quả táo ta, 1 con cá tươi (khoảng 150 g), 2 lát gừng tươi và một ít muối.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lấy bom gọt vỏ, bỏ cuống, bỏ hạt, chỉ lấy phần thịt quả xắt nhỏ ra. Với quả táo ta, các bạn tách bỏ hạt. Với củ gừng, các bạn gọt vỏ và cắt thành từng lát mỏng. Với cá, các bạn nên chọn cá đồng và làm sạch rồi chiên cho vàng.
- Bước 2: Đổ nước vào nồi (nên chọn nồi đất) và nấu cho nước sôi lên. Khi nước sôi, các bạn cho cá, bom, gừng và táo ta vào.
- Bước 3: Khi thấy các nguyên liệu trên đều đã chín, nước canh cũng chuyển màu trắng đục thì các bạn cho chút muối vào và đợi nguội bớt thì ăn (chia thành buổi sáng và tối) (2).
Lưu ý
- Liều lượng: Không ăn quá nhiều bom để tránh bị đầy bụng, chướng bụng (2).
- Đối tượng: Những người bị loét đường ruột, viêm thận, nhồi máu cơ tim và phụ nữ bị đau bụng kinh không nên ăn bom. Bên cạnh đó, những người tỳ vị hư hàn hoặc bị tiểu đường cũng không nên ăn nhiều bom (vì quả bom chứa nhiều đường). Ngược lại, người bị đường huyết thấp thì có thể ăn bom tươi để bổ sung, mỗi ngày ăn một hoặc hai quả và ăn liên tục trong ba ngày (2).
- Sau khi ăn: Sau khi ăn bom, các bạn nên súc miệng sơ qua để tránh sâu răng (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: