Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Vông vang và bài thuốc nam hay giúp điều trị động kinh, sỏi mật, viêm dạ dày ít người biết

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khác: Bông vàng, hoàng quỳ
  • Tên khoa họcAbelmoschus moschatus Medik, thuộc họ cẩm quỳ (1).
  • Bộ phận dùng: Toàn cây gồm lá, thân và rễ.
  • Tính vị: Rễ vị ngọt nhạt, lá vị chua, tính mát.
  • Công dụng chính: Lợi tiểu, điều trị sỏi thận, viêm đường tiểu, giảm co giật, giảm đau nhức khớp, viêm dạ dày, giảm táo bón.

Mô tả

  • Thân: Là dạng cây thân thảo, bụi nhỏ sống lâu năm, thường chỉ cao khoảng 1 mét trở xuống. Thân cây có màu nâu đỏ ở đoạn giữa thân đến gốc cây, nửa thân tới ngọn có màu xanh lẫn nâu đỏ. Bên ngoài thân có lông nhỏ, mỏng.
  • Lá: Sẻ ba thùy và có răng cưa. Cuống lá khá dài, mọc ra từ thân chính và nhánh.
  • Hoa: Khi nở hoa màu vàng, hoa có kích thước lớn, có khi hoa dài  tới 6cm, bông hoa nhìn rất đẹp.
  • Quả: Quả hình bầu dục, nhọn hơn ở đuôi quả, bên trong quả có chứa nhiều hạt màu đen như hạt đậu.

Cây vông vang mọc ở đâu ?

Loài này thường thấy mọc hoang ở ven các triền đồi,  nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc nước ta, đặc biệt nhiều ở những nơi gần hồ đập, sông suối. Ở đồng bằng ít gặp hơn.

Thu hái: Nhân dân thường chỉ hái thân, lá về rửa sạch phơi khô làm thuốc

Thành phần hóa học

Hạt có chứa tinh dầu được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, bởi theo các tài liệu dầu hạt vông vang có chứa xạ hương.

Hoa vông vang

Công dụng của cây vông vang

Theo kinh nghiệm dân gian cây vông vang là một vị thuốc đang công dụng, tất cả các bộ phận của cây từ lá, thân và rễ đều là những vị thuốc quý. Cây thường được dùng để điều trị một số bệnh sau (2):

  • Giảm co giật ở bệnh động kinh (dùng hạt)
  • Sỏi thận, sỏi mật (Dùng hạt)
  • Viêm đường tiểu (Dùng hạt)
  • Di mộng tinh (Dùng hạt)
  • Rắn cắn (Dùng hạt)
  • Phong tê thấp, giảm đau nhức (dùng rễ)
  • Viêm dạ dày (dùng rễ)
  • Nhuận tràng (Dùng lá, thân)
  • Lợi tiểu (Dùng lá, thân)
  • Mát gan, giảm mụn, tiêu viêm (Dùng lá)
  • Hạt đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường (dùng lá, thân)
  • Nấm lưỡi (trắng từng đốn trên lưỡi)

Quả và hạt vông vang

Cách dùng làm thuốc

  • Dùng hạt vông vang làm thuốc điều trị viêm đường tiểu, di mộng tinh, giảm co giật: Hạt vông vang khô sao vàng, sau đó tán thành dạng bột pha nước uống hàng ngày. Liều dùng khoảng 5g bột/ngày.
  • Điều trị sỏi thận, sỏi mật: Dùng hạt vông vang 4g và lá thân khô 30g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 20g sắc nước, lấ khoảng 1,5 lít nước thuốc uống tahy nước hàng ngày.
  • Điều trị tê thấp, nhức xương khớp: Dùng rễ cây khô 40g sắc uống hoặc ngâm rượu.
  • Viêm dạ dày: Lấy khoảng 30g đến 40g rễ tươi, rửa sạch sắc với khoảng 2 bát nước, sắc cạn lấy 1 bát nước uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
  • Mát gan, giải độc: Dùng lá, thân cây khô 40g (Hoặc 100g cây tươi) đun nước uống thay nước hàng ngày.
  • Điều trị mụn: Dùng thân, lá khô 40g sắc uống thay nước hàng ngày. Ngoài ra khi bị mụn lấy lá tươi giã nát thoa lên mặt hoặc các vùng da bị mụn sẽ giúp giảm mụn, tiêu viêm lỗ trân lông, tiêu viêm những vết nặn mụn rất nhanh.
  • Táo bón: Dùng lá thân tươi 80g hoặc khô 40g đun nước uống sau bữa ăn khoảng 10 phút.
  • Rắn cắn: Sau khi đã garo xong, dùng hạt vông vang tươi, nhai lấy nước nhỏ vào nơi bị rắn cắn, còn bã thì đắp lên chỗ bị cắn.
  • Bệnh tiểu đường: Lá, thân khô 40g sắc nước uống trong ngày.
  • Nấm lưỡi: Nếu bị trắng lưỡi ăn từng vùng, lấy lá vông vang đốt vào củi cháy thành tro, tán bột, trộn với mật ong bôi vài lần là khỏi.

Các nghiên cứu về cây vông vang

Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã phát hiện chiết xuất từ cây vông vang Abelmoschus moschatus có tác dụng cải thiện độ nhạy cảm với Insulin ở chuột béo phì. Và đánh giá cây thuốc này có thể được sử dụng như một nguyên liệu trong phát triển các hợp chất trị đái tháo đường (3).

Phát hiện tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất từ cây vông vang Abelmoschus moschatus. Nghiên cứu trên chuột cho kết quả chiết xuất cây vông vang làm giảm đáng kể sự gia tăng glucose huyết tương gây ra bởi một thử nghiệm glucose tiêm tĩnh mạch ở chuột bình thường. Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Đài Loan (4).

Xác định hoạt động chống oxy hóa và kháng khuẩn đáng kể của chiết xuất từ cây vông vang. Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Ấn Độ (5)

Lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng
  • Nên hỏi ý kiến và tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng thảo dược này làm thuốc.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: