Viêm loét dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày hay còn gọi là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra.
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Đây là lo lắng của tất cả người bệnh. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vết loét ở bao tử xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Ung thư dạ dày là biến chứng nặng nhất của loét dạ dày tá tràng
Nhiều người bệnh không phát hiện được bệnh lý sớm, khắc phục bệnh kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đáng tiếc. Hãy nằm lòng những triệu chứng dưới đây để chữa bệnh nhanh chóng nhất.
Triệu chứng viêm loét dạ dày bạn đọc cần lưu ý
Dưới đây là 1 số dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày tá tràng:
Nếu không muốn bệnh trở nặng, hãy chữa trị ngay khi có dấu hiệu bất thường
Một số triệu chứng cảnh báo viêm loét dạ dày nặng:
– Nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu
– Đau dạ dày dai dẳng, dữ dội
– Sụt cân nghiêm trọng, suy nhược cơ thể
Bệnh khiến cho người mắc không chỉ chán ăn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
5 nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày bạn đọc không nên bỏ qua:
– Lạm dụng thuốc giảm đau NSAID chứa nhiều naproxen, ibuprofen
– Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian dài gây kích thích và bào mòn lớp nhầy trong niêm mạc
– Thói quen sinh hoạt ăn nhiều đồ chua, cay, nóng
– Nhiễm vi khuẩn HP
– Stress, căng thẳng làm tăng tiết dịch acid tấn công vào niêm mạc dạ dày gây viêm loét.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?
Người bệnh nên lưu ý những điều sau đây về chế độ ăn:
– Bổ sung vitamin A,B,C,U..
– Ăn nhiều rau xanh thay vì thịt đỏ
– Nên ăn chuối, sữa chua, bánh mì…
Những thực phẩm người bị loét dạ dày nên tránh
– Loại bỏ đồ hộp, thức ăn nhanh, nhiều chất phụ gia
– Tránh xa các chất kích thích, thuốc lá
– Ăn điều độ, người bệnh không nên để dạ dày quá no hoặc quá đói
Bên cạnh đó, để chữa bệnh viêm loét bao tử hiệu quả, người bệnh cần kết hợp thuốc đặc trị.
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng từ Tây y
Người bệnh có thể tham khảo 1 số hoạt chất có trong các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày dưới đây:
– Omeprazol
– Amoxicillin
– Lansoprazole
– Ranitidine,…
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc tây nào, cần tham khảo chỉ định của bác sĩ để có liều dùng thích hợp nhất. Tránh tự ý sử dụng bừa bãi, dễ gây nhờn thuốc, hại gan, thận, bào mòn dạ dày…
Khắc phục viêm loét dạ dày bằng mẹo dân gian
Người bệnh có thể tham khảo 1 số cách dưới đây:
– Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ: Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với sữa chua. Hoặc ngâm nghệ tươi cùng mật ong, ngậm 2 lần/ ngày để giảm đau.
– Sử dụng lá mơ: giã nhuyễn 1 nắm lá mơ lông, chắt lấy nước cốt uống hàng ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Mẹo dân gian không thể thay thế phương pháp điều trị bệnh. Do đó, người đọc cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi thực hiện.
Thuốc Đông y đặc trị viêm loét dạ dày hiệu quả
“Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam có hiệu quả chậm, nhưng bền lâu. Thuốc tập chung vào bình can kiện tỳ vị, ôn bổ tỳ vị, điều trị vào sâu nguyên căn gốc rễ và phòng bệnh tái phát hiệu quả. Bên cạnh đó, những vị thảo dược hoàn toàn tự nhiên, không có tác dụng phụ”.
Từ xa xưa, ông cha ta đã tìm ra nhiều loại thảo dược có công năng chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng Đông y có những ưu điểm sau:
– An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ
– Can thiệp tận căn nguyên gốc rễ gây bệnh
– Điều trị bệnh từ gốc, hiệu quả lâu dài
Viêm loét dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, khi có những dấu hiệu đau thượng vị, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa… người bệnh hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm hướng chữa bệnh kịp thời.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: