Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Rễ cây thiến thảo giúp điều trị phù thũng, rong kinh và huyết trắng và một số bệnh khác

Cao chè vằng nguyên chất

Bên cạnh các loại cây vừa là thảo dược vừa là thuốc nhuộm kể trên, người ta còn dùng màu của một loại khác nữa, đó là rễ thiến thảo. Trước đây, thiến thảo được trồng rất nhiều để làm thuốc nhuộm và có người còn cho rằng, khi dùng vị thuốc này, nước tiểu và xương của bệnh nhân cũng bị nhuộm thành màu đỏ (2) (3).

Vài nét về cây thiến thảo

Thiến thảo là một loại dây leo mọc hoang, thường phân bố ở miền Bắc nước ta. Cây có tên khoa học là Rubia cordifolia, thuộc họ Cà phê (1).

Ngoài tên gọi này, thiến thảo còn được gọi là xuyến thảo, tây thảo, hồng tây thảo, thiết huyết đằng, cửu long căn, thiên căn, thiến căn…

Nếu nhìn sơ qua lá thiến thảo, bạn sẽ thấy trên mỗi trục nhành sẽ có 4 lá mọc gần như đối nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là loại dây leo có 2 lá chính mọc đối nhau, còn 2 lá kèm, do phát triển mạnh nên cũng to gần bằng lá chính. Hoa thiến thảo nhỏ, có màu trắng ngà và trông cũng giản dị. Quả thiến thảo hình tròn và có màu tím đen khi chín.

Dây và hoa thiến thảo

Công dụng làm thuốc của rễ thiến thảo

Bộ phận được dùng làm thuốc của dây thiến thảo là phần rễ. Hàng năm, vào mùa thu đông, người ta đào lấy rễ thiến thảo, đem về rửa sạch, sau đó phơi hay sấy khô để dùng dần.

Rễ thiến thảo là một loại dược liệu quý, có vị đắng, vừa bồi bổ lại vừa điều trị bệnh. Có thể kể ra các công dụng chính của vị thuốc này như:

  • Làm mát máu.
  • Thông kinh và điều hòa huyết mạch.
  • Giúp cầm máu.
  • Điều trị chảy máu cam, ho ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, rong kinh.
  • Giúp giảm đau.
  • Giúp ăn uống ngon miệng.
  • Lợi niệu và điều trị phù thũng.
  • Điều trị tê thấp, đau khớp.
  • Điều trị tóc bạc sớm.
  • Điều trị huyết trắng.
  • Sát trùng và điều trị lỵ.
  • Có tác dụng hành ứ và dùng trong trường hợp bị thương ứ máu (1) (2) (3).

Liều dùng: dùng rễ thiến thảo sắc lấy nước uống từ 5 – 10 g mỗi ngày (hoặc tán bột uống).

Bên cạnh rễ thì lá và thân dây thiến thảo cũng được dùng làm thuốc điều trị giun lãi (tuy nhiên vẫn không được dùng phổ biến như rễ) (3).

Một số bài thuốc có dùng rễ thiến thảo

  • Điều trị tắc kinh, huyết ứ và máu hôi không ra hết ở phụ nữ sau sinh: lấy 15 g rễ thiến thảo sắc uống mỗi ngày hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ (1).
  • Điều trị trẻ em bị còng lưng và còi xương: dùng một lượng nhỏ các vị thuốc sau: rễ thiến thảo (8 g), hồi hương (0, 1 g) và vỏ chanh khô (1 g), sắc lấy nước rồi cho thêm một ít mật ong vào và uống (3).
  • Điều trị tóc bạc sớm: lấy 600 g rễ thiến thảo (rễ tươi) và 2 kg sinh địa tươi, nấu lấy nước rồi cô đặc thành dạng cao và dùng dần. Mỗi ngày, múc một muỗng canh thuốc này hòa với rượu để uống. Lưu ý, khi dùng bài thuốc này, người bệnh không được ăn củ cải và những thức ăn có vị cay. Ngoài ra, người dùng cũng cần kiên trì, uống đều đặn để thấy hiệu quả (3).
  • Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Dân gian còn dùng rễ thiến thảo kết hợp với các vị thuốc như: phục linh, bạch truật, cam thảo, đẳng sâm sắc nước uống hàng ngày.

Rễ thiến thảo

Các hoạt tính của rễ thiến thảo

Theo các tác giả công trình Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, rễ thiến thảo có các hoạt tính giúp chống lại tụ cầu vàng và chống tổn thương gan do paracetamol gây ra (3).

Ngoài ra, rễ thiến thảo còn có các hoạt tính như:

  • Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt chất Rubiadin được phân lập từ thiến thảo có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ hơn cả vitamin E (5). Bên cạnh đó, theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, hoạt chất này còn cho thấy tác dụng bảo vệ gan mạnh mẽ, giúp chống lại tổn thương gan do carbon tetrachloride gây ra (4).
  • Hoạt tính chống ung thư: Theo tạp chí Chemical and Pharmaceutical Bulletin, chiết xuất từ rễ cây thiến thảo có tác dụng ức chế tế bào ung thư (6).
  • Hoạt tính chống sỏi tiết niệu: Theo tạp chí Food and Chemical Toxicology, hiết xuất từ rễ cây thiến thảo có tác dụng làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của sỏi tiết niệu. Mặt khác, rễ cây thiến thảo cũng được xem là vị thuốc hữu ích trong giúp ngăn ngừa sự tái phát của sỏi tiết niệu (7).

Lưu ý

  • Tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc về những kiêng kị và liều lượng khi dùng.
  • Dây thiến thảo được đề cập trong bài viết này là dạng thân leo, khác với cỏ thiên thảo, hay còn gọi là cỏ thiến thảo (có hoa màu tím).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: