Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Vì sao rau muống đỏ có thể giúp hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường?

Cao chè vằng nguyên chất

Nếu bạn muốn ăn sống, xào, nấu lẩu, nấu mì.. thì hái rau muống Bắc hoặc rau muống tàu là ngon; còn muốn làm gỏi bóp giấm, làm rau muống bào, rau muống ngâm giấm, nấu canh chua… thì rau muống đồng là “ngon hết sẩy!”. Còn như đang hái rau mà gặp rau muống đỏ thì bạn cũng có thể hái luôn vì rau này có nhiều đặc tính riêng tốt cho sức khỏe (mặc dù nó hơi cứng nên hơi khó ăn hơn!).

Đặc điểm: cọng thân có màu đỏ tía sẫm, màu hơi tối và nếu mọc ở trên bờ thì thân cứng hơn, nhỏ hơn các loại rau muống khác.

Rau muống đỏ

Rau muống đỏ hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Rau muống (các loại nói chung) vừa là loại rau ăn, vừa là vị thuốc quen thuộc với tất cả mọi người. Nước cốt rau muống tươi giúp giải các loại độc do thức ăn và thuốc uống gây ra còn món rau muống luộc thì vừa giúp nhuận tràng lại vừa lợi thủy (làm giảm tình trạng ứ nước trong cơ thể).

Thế nhưng, riêng rau muống đỏ (loại hay mọc dưới các mương ruộng ngập nước hoặc gần bờ nước, chỗ ẩm ướt) thì lại có một số công dụng riêng. Theo thông tin từ Đài truyền hình Vĩnh Long thì rau muống đỏ có các công dụng sau:

  • Giúp giảm đường máu nên tốt cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường): Rau muống đỏ có chứa hoạt chất có hoạt tính tương tự như insulin (mà insulin là chất đóng vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa đường – giúp tế bào chuyển đường trong máu thành năng lượng cho cơ thể sống, tránh tăng đường huyết). Cách dùng: ăn như rau muống thông thường (luộc, làm gỏi, nấu canh chua… đều được).
  • Tốt cho người bị nóng nhiệt (nhiệt miệng), nhất là trẻ nhỏ: Rau muống đỏ có tính hàn (mát) nên giúp thanh nhiệt rất tốt. Vì vậy, bạn có thể lấy 60 g rau muống đỏ, cắt nhỏ rồi nấu lấy nước cùng với nửa kg củ năn (đã làm sạch, gọt vỏ), chắt lấy nước uống trong ngày để vừa giải khát, vừa giải nhiệt (vì hai thành phần này đều thanh mát) (1) (2).

Rau muống đỏ hay mọc gần bờ nước, dưới ruộng

Mặc dù hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường rất tốt nhưng rau muống đỏ không phải là thuốc có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bị tiểu đường không được chủ quan bỏ các thuốc đang uống mà phải hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phối hợp hiệu quả.

Thông tin thêm: Với bệnh nhân tiểu đường, ngoài cách dùng rau muống đỏ như một món ăn, bạn cũng có thể uống dưới dạng thuốc sắc kết hợp như sau:

  • Chuẩn bị: 60 g rau muống đỏ và 30 g râu bắp.
  • Thực hiện: cắt nhỏ rồi nấu lấy nước uống, tuy nhiên, vì là thuốc nam nên bạn cần kiên trì trong một thời gian thì mới thấy hiệu quả kiểm soát đường huyết, bạn nhé! (3).

Những người nên tránh rau muống và lưu ý khi dùng

  • Đối tượng cần tránh: Những người bị bệnh Gút, viêm khớp, viêm đường tiết niệu và đang bị vết thương hở hay mụn nhọt chưa lành… thì không nên ăn rau muống (vì sẽ làm cho tình trạng tệ hơn). Ngoài ra, những người cơ địa hư hàn cũng không nên ăn nhiều.
  • Kết hợp: Rau muống có tính giã thuốc, vì vậy, khi bạn đang uống một loại thuốc nào đó thì không nên ăn rau muống ngay (3).
  • Liều lượng: Rau muống có tính hàn và giúp nhuận tràng khá mạnh nên nếu ăn nhiều, bạn sẽ dễ bị tiêu chảy (dân gian có một mẹo nhỏ để không bị tiêu chảy khi ăn rau muống là ngắt bỏ khoảng 2 cm phần ngọn rau non – phần này chứa nhiều chất nhầy; tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là ăn với lượng vừa phải và kiên trì, bạn nhé!).
  • Thu hái: Rau muống đỏ hay mọc trong bùn nước nên dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn, vì vậy, bạn nên ngâm nước muối và rửa sạch thật kỹ trước khi dùng, bạn nhé!
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: