Liệu có phải bạn đang bị trĩ hay không? Nhận biết ngay để điều trị kịp thời
Trĩ là một hệ thống đám rối tĩnh mạch sinh lý bình thường nằm ở vùng hậu môn trực tràng, được chia làm hai loại là hệ thống trĩ nội nằm phía trên và hệ thống trĩ ngoại nằm ở phía dưới đường lược.
Do một nguyên nhân bất thường nào đó, hệ thống này bị sa giãn và không hồi phục, không co lại được như ban đầu. Hiện tượng này được xem là bệnh trĩ (dân gian còn gọi nó với cái tên – bệnh lòi dom).
Nếu như bệnh xuất phát từ hệ thống tĩnh mạch trĩ nội thì gọi là trĩ nội, xuất phát từ hệ thống tĩnh mạch trĩ ngoại thì gọi là trĩ ngoại. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt khi hai hệ thống này tương thông và kết nối vào nhau thì gọi là trĩ hỗn hợp.
Khi bị trĩ, người bệnh sẽ có chung những triệu chứng đặc trưng như: đau rát, ngứa ngáy hậu môn; đi ngoài ra máu. Do vậy, chúng ta có thể phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào vị trí của búi trĩ.
Nếu bị trĩ ngoại, bệnh nhân có thể sờ thấy phần nếp gấp ở cửa hậu môn sưng, căng phồng tạo thành búi trĩ ngoại. Bác sĩ sẽ xác định mức độ của bệnh dựa theo sự phát triển và kích cỡ của búi trĩ. Ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ chỉ to bằng hạt đậu. Nhưng nếu không điều trị sớm, nó sẽ ngày càng to dần và chặn cả cửa hậu môn.
Còn đối với trĩ nội, bác sĩ thường chia bệnh thành những cấp độ như sau để điều trị:
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, người bệnh chỉ có biểu hiện đau rát hậu môn kèm theo hiện tượng ra máu.
- Trĩ nội độ 2: Chảy máu nhiều hơn, khi đi đại tiện có búi trĩ lòi ra bên ngoài nhưng tự co vào bên trong được.
- Trĩ nội độ 3: Không chỉ khi đại tiện mà khi hoạt động nặng, hoạt động nhiều búi trĩ cũng lòi ra nhưng không tự thụt vào bên trong. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào thì mới đẩy được.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ phát triển quá lớn, không thể thụt vào bên trong ngay cả khi tác dụng lực. Máu không chảy thành giọt và chảy thành tia nên rất dễ dẫn đến hiện tượng mất máu.
Nhìn chung, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại, khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường thì các bạn cần đi khám ngay để phát hiện và khắc phục từ sớm. Tránh để bệnh phát triển sang giai đoạn nặng sẽ khó điều trị hơn và nguy cơ dẫn đến biến chứng cũng rất cao.
Điều gì khiến chúng ta dễ mắc phải bệnh trĩ?
Có nhiều nguyên nhân gây trĩ, có thể điểm qua 1 số yếu tố như:
Do thói quen ăn uống
Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm, đồ ăn cay nóng, các món ăn dễ gây táo bón, ăn ít chất xơ, uống ít nước, thường dùng chất kích thích như rượu bia… cũng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ rất cao.
Nguyên nhân là các loại thức ăn này có thể gây kích thích lên hậu môn gây giãn tĩnh mạch và sưng phồng lên ảnh hưởng tới việc lưu thông máu tại đây lâu ngày gây nên bệnh trĩ.
Do đặc thù công việc
Những người làm công việc phải đứng lâu (cảnh sát giao thông, bảo vệ các cơ sở…) hay ngồi lâu, ít vận động (thư ký, bán hàng, lái xe…), người thường xuyên mang vác vật nặng… sẽ có nguy cơ cao bị trĩ.
Nguyên nhân là khi làm việc trong điều kiện và đặc thù như vậy sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn dẫn đến bị căng quá mức, giảm lưu thông máu gây ra bệnh trĩ.
Do bệnh lý
Các hội chứng rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lỵ… là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến gây nên bệnh trĩ.
Thường xuyên bị táo bón, kiết lỵ sẽ gây áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch vùng hậu môn khi bạn cố rặn khi đi đại tiện. Khi đó, tĩnh mạch hậu môn chịu áp lực mạnh sẽ bị sưng phồng lên và bị đẩy ra ngoài.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bệnh trĩ
- Tăng áp lực ổ bụng do: Mang thai, ho
- Bệnh lý: Phì đại tuyến tiền liệt, xơ gan, viêm nhiễm vùng hậu môn…
- Stress, tâm lý căng thẳng
- Người cao tuổi…
“Đừng xấu hổ, bệnh trĩ không phải của riêng ai…”
Chuyên gia – Bác sĩ Tuyết Lan cho biết: “Rất nhiều người bị trĩ ngại, giấu bệnh, rất sợ bị người khác biết. Tuy nhiên, căn bệnh này phổ biến đến mức người xưa từng nói rằng “thập nhân cửu trĩ” và câu nói này không sai khi nhìn vào thực trạng số người bị trĩ hiện tại.”
Bởi những thống kê trên mà ta có thể thấy rằng câu nói của người xưa – “thập nhân cửu trĩ” (10 người thì 9 người bị trĩ) quả không sai. Cũng theo thống kê cho thấy:
- 60% người bệnh mắc trĩ nội
- 16% người bệnh mắc trĩ ngoại
- 24% người bệnh bị trĩ hỗn hợp
Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chưa có nhận thức đúng đắn về căn bệnh này, thường có tâm lý ngại ngùng, giấu bệnh. Một thống kê mới của Bộ Y tế cho biết khoảng 2/3 số bệnh nhân trĩ tại VN không được điều trị.
Xem thêm: Cách xử lý và phòng bệnh trĩ hiệu quả – Dưới góc nhìn chuyên gia
Âm thầm chịu đựng có thể khiến người bị trĩ đối mặt với nhiều nguy hiểm
Do trĩ là bệnh khó nói, người bệnh thường có xu hướng âm thầm chịu đựng, nên tỷ lệ mắc bệnh trên tổng dân số thường rất cao. Đặc biệt là các chị em phụ nữ rất ngại đi khám trĩ vì bệnh xuất hiện ở “vùng kín”.
Vậy bệnh trĩ để lâu có sao không? Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Về tâm lý:
- Bệnh trĩ khiến người bệnh đau đớn, không dám đi đại tiện.
- Nhiều bệnh nhân bị chảy máu do trĩ khi ngồi một chỗ khiến bệnh nhân khó chịu và cảm thấy ngại ngùng.
- Ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng, đặc biệt là chuyện chăn gối.
Ngoài ra, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không tìm giải pháp hỗ trợ chữa trĩ kịp thời.
Đâu là giải pháp cho những người bị trĩ?
Hiện nay có rất nhiều cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại, trĩ nội đang được áp dụng phổ biến. Mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm riêng:
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ bằng Tây y
1/ Nội khoa:
Người bệnh thường được kê toa thuốc uống hoặc thuốc đặt tại chỗ:
- Ưu điểm: làm giảm tức thời các triệu chứng, những cơn đau, khó chịu
- Nhược điểm: Hiệu quả còn hạn chế, bệnh dễ tái phát, không can thiệp được vào tận gốc rễ gây bệnh, thường chỉ áp dụng cho trĩ độ 1, 2.
2/ Áp dụng thủ thuật:
Một số thủ thuật hỗ trợ chữa trĩ gồm: Chích xơ hóa các búi trĩ; Chích nước nóng vào các búi trĩ; Đông lạnh bằng cách áp Nitơ lỏng lên búi trĩ…
- Ưu điểm: ít đau đớn.
- Nhược điểm: nguy cơ tái phát cao. Chỉ áp dụng cho trĩ độ 1, 2 và một phần độ 3.
3/ Phẫu thuật:
Chỉ áp dụng cắt trĩ khi bệnh nặng, xuất hiện biến chứng:
- Ưu điểm: Ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
- Nhược điểm: đây là 1 trong những phẫu thuật đau nhất. Sau cắt trĩ bệnh nhân sẽ bị đau khá lâu, vết thương phải 2 – 3 tháng mới thực sự liền hẳn. Bệnh nhân có nguy cơ gặp những biến chứng như áp xe hậu môn, xơ cứng búi tĩnh mạch vùng hậu môn, rò hậu môn… Tỉ lệ tái phát của phẫu thuật cắt trĩ cũng rất cao.
Giảm các triệu chứng trĩ với các bài thuốc dân gian
Phương pháp Đông y và những ưu nhược điểm
Hiện nay phương pháp đẩy lùi bệnh trĩ bằng Đông y đang được người bệnh ưu tiên lựa chọn. Đông y phối kết hợp nhiều loại thảo dược từ thiên nhiên, tuân thủ theo những y lý Tây y, Y học cổ truyền để can thiệp vào nguyên nhân căn cốt gây ra bệnh trĩ. Chính vì vậy, Đông y tận dụng được cả lợi thế của Tây y và dân gian, từ đó khiến cho bệnh trĩ tự động “rút lui”.
Ưu điểm của phương pháp Đông y:
- An toàn, không gây tác dụng phụ
- Tác động toàn diện, đẩy lùi bệnh từ gốc
- Hiệu quả lâu dài, bệnh không tái phát
Nhược điểm: thời gian điều trị hơi lâu, từ 1 – 3 tháng tùy tình trạng người bệnh. Nguyên nhân là vì thuốc Đông y thường can thiệp vào tận căn nguyên gây bệnh, nên thời gian đẩy bệnh sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, người bệnh có thể đẩy lùi từ gốc căn nguyên gây bệnh, phòng bệnh tái phát.
Trong số hàng trăm bài thuốc đông y cho người bị trĩ ngoại, trĩ nội, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đang được các chuyên gia về tiêu hoá trực tràng đánh giá rất cao và áp dụng phổ biến hiện nay.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bài thuốc được các chuyên gia Đông y khuyên dùng
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu, phát triển và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia, các y bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc, dựa trên bài thuốc bí truyền của người H’mong.
Xem thêm: Bí ẩn cội nguồn bài thuốc chữa khỏi bệnh trĩ của người H’Mông – Sự mách bảo của thần linh (Kỳ 1)
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được mệnh danh là bài thuốc mang lại công dùng “3 trong 1”. Đó là bởi bài thuốc này được kết hợp từ 3 bài thuốc uống, ngâm và bôi, từ đó vừa mang lại hiệu quả đẩy lùi bệnh từ bên trong, vừa cải thiện các triệu chứng tại chỗ từ bên ngoài và loại bỏ búi trĩ nhanh chóng.
Không giống như các sản phẩm hay bài thuốc Đông y khác chỉ có dạng uống hoặc bôi, bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc ngoài bài uống còn có dạng ngâm. Bài thuốc ngâm đặc biệt hiệu quả, giúp chống viêm, co búi trĩ, hỗ trợ giảm đau, cầm máu rất tốt.
Bên cạnh đó, bài thuốc cũng có tác dụng điều huyết, thông kinh, giúp tăng sức bền của thành tĩnh mạch và đường tiêu hóa, nhuận tràng, chống táo bón… từ đó ngăn ngừa tái phát bệnh.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang dựa trên những nguyên lý từ Đông y, tác động vào tận căn nguyên gây bệnh. Trong bài thuốc có tới hơn 30 vị thuốc đông y, với mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ điều chỉnh gia giảm các vị thuốc khác nhau, hàm lượng mỗi vị khác nhau để phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh của từng người. Do đó, bài thuốc đáp ứng tốt, phù hợp với nhiều dạng bệnh trĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trường khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TW chia sẻ:
“Tôi đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Trải qua quá trình sưu tầm, nghiên cứu và ứng dụng lâu dài, bài thuốc cho thấy hiệu quả đẩy lùi bệnh toàn diện từ nguyên nhân bên trong, loại bỏ các triệu chứng trĩ bên ngoài từ liệu trình đầu tiên. Đồng thời bài thuốc tốt cho sức khỏe người bệnh do tác dụng giải độc, hoạt huyết.”
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội – BV YHCT TW cho biết:
“Tôi rất bất ngờ về hiệu quả của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Bản thân tôi cũng như các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng đây là giải pháp đẩy lùi bệnh trĩ mới, tối ưu và toàn diện hiện nay mà người bệnh nên áp dụng.
Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, người bệnh cũng nên thay đổi suy nghĩ của mình trong sinh hoạt và thói quen ăn uống theo tư vấn của bác sĩ để thuốc phát huy hiệu quả, tránh tái phát bệnh.”
Gửi câu hỏi cần giải đáp: