Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Ngũ bội tử giúp điều trị sa trực tràng, lòi dom, trĩ và di mộng tinh hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khác: tổ ngũ bội, bầu bí…
  • Tên khoa học sâu ngũ bộiGalla sinensis (1).
  • Tên khoa học cây muốiRhus semialata Murray, họ đào lộn hột.

Để biết được nơi có sâu ngũ bội chúng ta hãy cùng nhau khám phá về hình dáng của cây muối, loại cây duy nhất loài sâu ngũ bội hình thành. Ở bài viết trước thuocnam.mws.vn đã giới thiệu về cây muối, một trong 4 vị thuốc quý điều trị bệnh thận hư, mời bạn tham khảo thêm tại đây: Cây muối: Tin vui cho những bệnh nhân mắc suy thận, thận hư

Mô tả

  • Thân: Muối là loại cây thân gỗ lớn có thể cao tới 8m, phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi nước ta
  • ; Lá kép hình lông chim, trên các lá có khá nhiều răng cưa thô.
  • Hoa: Cụm hoa mọc thành chùm mọc ra ở ngọn các cành, bông hoa nhỏ và có màu trắng.
  • Ngũ bội tử; Vào mùa hè khoảng tháng 5 đến tháng 6, loài bọ của sâu ngũ bội từ những cây khác sẽ bay tới chích và đẻ trứng vào cành lá cây khiến cho cây phát triển bất bình thường và tạo ra những tổ sâu ngũ bội có nhiều hình thù: như hình những quả dư thừa nhiều mấu, có khi như hình bầu dục kích thước từ 3cm ~ 5cm, bên ngoài có lông mịn, bên trong rỗng. Vỏ ngoài của tổ sâu khá cứng, bên trong có những sợi màu trắng và con sâu non.

Ngũ bội tử thường có ở đâu ?

Được biết nơi nào có cây muối nơi đó có ngũ bội tử và chúng chỉ xuất hiện vào mùa hè ấm áp, cây muối phân bố và mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi nước ta, cây có tên gọi cây muối bởi cây này có vị mặn.

Hiện nay cây muối có mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung như: Yên Bái, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Nam, Lâm Đồng….

Xuất xứ: Hiện nay nguồn dược liệu ngũ bội tử mà ta sử dụng chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, của ta có nhưng ít thấy người biết thu hái sử dụng làm thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Toàn bộ tổ sâu, người ta thường hái loại tổ này vào tháng 8 đến tháng 9 hàng năm khi mà tổ đã chuyển sang màu nâu. Tổ thu hái về để nguyên cả tổ đem đồ chín cho con sâu bị chết đi, phơi khô bảo quản để dùng dần, được biết tổ đẹp là loại còn nguyên tổ không bị vụn vỡ hay dập nát.

Các nghiên cứu khoa học về vị thuốc

Hoạt động chống oxy hóa và hàng khuẩn: Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc bằng các thực nghiệm đã đi tới kết luận Galla chinensis (ngũ bội tử) sở hữu các hoạt động chống oxy hóa và kháng khuẩn (3).

Hình ảnh cây muối rừng

Sâu ngũ bội tươi trên cây muối

Loại khô

Tính vị:

Ngũ bội tử vị chua hơi chát, tính bình, không có độc.

Công dụng của ngũ bội tử

Theo dân gian đây là vị thuốc đa công dụng, với những tác dụng rất có giá trị, điển hình là hiệu quả điều trị một số chứng bệnh:

  • Lòi dom
  • Sa trực tràng
  • Trĩ nội, trĩ ngoại
  • Đi cầu ra máu tươi
  • Kiết lỵ, tiêu chảy
  • Nôn ra máu
  • Ho ra máu
  • Vàng da
  • Di mộng tinh
  • Tiểu đêm, đái dầm
  • Chảy máu cam
  • Lở miệng

Liều dùng: 2g ~ 5g/ngày dưới dạng thuốc uống (2).

Bên trong tổ sâu ngũ bội

Cách dùng ngũ bội tử làm thuốc

1. Lòi dom, sa trực tràng, bệnh trĩ

  • Chuẩn bị: Ngũ bội khô 5g, lá cà ngoi tươi 1 nắm (nếu có)
  • Thực hiện: Sao vàng, tán bột chia làm 3 lần uống với nước ấm hàng ngày.
  • Kết hợp: Lá cây cà ngoi tươi giã nát, sao cho nóng lên và tiến hành đắp vào hậu môn nơi bị lòi dom và trĩ ngoại.

 2. Đi cầu ra máu, tiêu chảy, kiết lỵ, ho khạc ra máu

  • Chuẩn bị: Ngũ bội tử 100g, bột gạo 100g
  • Thực hiện: Đem sao vàng và nghiền thành dạng bột, làm viên với bột gạo thành dạng viên nhỏ như hạt tiêu. Mỗi ngày dùng khoảng 10 đến 15 hạt uống với nước ấm.

3. Di mộng tinh, tiểu đêm, đái dầm

  • Cách điều trị di tinh, mộng tinh tử ngũ bội tử rất đặc biệt, không giống với các bài thuốc uống mà chúng ta đã từng biết. Kinh nghiệm dân gian dùng vị thuốc này điều trị di tinh theo cách sau:
  • Chuẩn bị: 50g ngũ bội khô, nước muối sinh lý 1 lọ nhỏ
  • Thực hiện: Ngũ bội các bạn đem tán thành dạng bột mịn (bằng cách giã hoặc dùng máy say), hòa cùng nước muối sinh lý rồi thấm vào tờ giấy bản, cắt miếng nhỏ bằng nửa bàn tay đem dán vào vị trí dưới rốn khoảng 10cm. Mỗi ngày làm 2 lần.
  • Đối với trẻ nhỏ tiểu dầm: Dùng giấy này đắp vào chính giữa rốn trẻ nhỏ, ngày làm 1 đến 2 lần.

4. Lở miệng

  • Chuẩn bị: Bột ngũ bột 2g, nước ấm 100ml
  • Thực hiện: Hòa đều với nước ấm để ngậm, mỗi ngày làm 2 đến 3 lần.

Lưu ý: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.

Giá bán ngũ bội tử

Vị thuốc ngũ bội luôn có giá bán tốt nhất tại thuocnam.mws.vn, vị thuốc hiện được nhập khẩu chính ngạch, có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn khi sử dụng làm thuốc. Giá bán ngũ bội tử tại thuocnam.mws.vn hiện nay là: 540.000đ/kg

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: