Công dụng của lá dứa đối với người bệnh tiểu đường
Dân gian gọi cây lá dứa là cây thơm, cây cơm nếp (vì có mùi y như cơm nếp). Trong cuốn sách cổ của Đại danh y Tuệ Tĩnh và Đỗ Tất Lợi ghi về công dụng của lá dứa với một số căn bệnh như: đau nhức xương khớp, chữa ho, bệnh về thận, viêm xung huyết dạ dày, viêm thanh quản, bệnh gout, ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Còn theo các nhà khoa học hiện đại đã nghiên cứu, nhờ các thành phần bên trong lá dứa như glycosides và alkaloid, lượng lớn chất diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các gốc tự do phá hủy thành mạch máu.
Lá dứa thường được dùng trong các món ăn thức uống, tạo màu tự nhiên và tăng thêm hương vị cho món bánh chưng,… lá dứa được dùng làm thực phẩm nên không có chất độc gây hại bệnh nhân có thể sử dụng lá dứa thường xuyên mà không gây tác dụng phụ nào.
Nhiều bệnh nhân kháo nhau cùng thực hiện cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa, cách làm như thế nào có thể áp dụng đơn giản ở nhà và đem lại hiệu quả?
Cách dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường
Cách 1:
- Lá dứa rửa sạch, đem phơi khô trong bóng mát để giữ được màu xanh đặc trưng.
- Lấy chừng 10 lá dứa, cắt nhỏ nấu cùng với 2,5 lít nước, đun cho đến khi còn 2 lít nước là uống được. Bạn chia đều phần nước uống trong ngày, nên uống trước khi ăn 20 phút. Bệnh nhân nên áp dụng liên tục trong thời gian dài mới có kết quả.
Cách 2:
- Lấy chừng một nắm lá dứa tươi, để nguyên không thái nhỏ, cho thêm nước ngập khoảng 1 gang tay. Nấu đến khi nước có màu xanh. Dùng nước thay nước uống hàng ngày.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá dứa trong các món ăn vừa giúp ngon miệng, tăng hương thơm cho món ăn và giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Lưu ý: Trong quá trình áp dụng các cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa bạn cần phải kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi uống, nhằm đánh giá được mức độ hiệu quả của bài thuốc.
Lưu ý khi dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường
Với các cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa được áp dụng theo phương pháp dân gian thì không thể đạt ngay hiệu quả, mà bệnh nhân phải áp dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Tuy vậy, chiết suất từ lá dứa đã được một nghiên cứu của Mỹ chứng minh có tác dụng ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Vậy nên, với hai cách áp dụng trên đây, chúng ta nên áp dụng thường xuyên để hỗ trợ điều trị cho các phương pháp bằng thuốc và không dùng thuốc khác đạt hiệu quả hơn.
Đối với các bài thuốc áp dụng theo dân gian bằng những thảo dược quen thuộc, cần luôn đi kèm với một chế độ ăn uống sinh hoạt, thể dục thể thao điều độ; luôn duy trì với một tinh thần lạc quan. Chính là cách hỗ trợ đắc lực cho các phác đồ điều trị bằng thuốc bạn đang áp dụng.
Bệnh nhân cần tránh: Các bài thuốc dân gian không thể dùng thay thế thuốc chữa bệnh hay các phương pháp chính bạn đang áp dụng để duy trì đường huyết ổn định. Cho đến khi nào kiểm soát được các triệu chứng cấp và mạn tính do tiểu đường, thì lúc đó bạn mới yên tâm trước những biến chứng nguy hiểm luôn rình rập của căn bệnh này. Người bệnh có thể dùng thêm một số thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Gợi ý thực đơn cho người bệnh tiểu đường
Lời khuyên chung chung cho người bệnh tiểu đường là giữ cho lượng carb của bạn ổn định – ăn cùng một lượng vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối để giữ cho lượng đường trong máu không bị tăng vọt hoặc giảm quá thấp. Một chế độ ăn kiêng tiểu đường dựa trên việc ăn ba bữa một ngày vào thời gian thường xuyên. Điều này giúp bạn sử dụng tốt hơn insulin mà cơ thể bạn sản xuất hoặc thông qua một loại thuốc.
Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thực đơn cho ba bữa ăn mỗi ngày, cộng với đồ ăn nhẹ cho người bệnh tiểu đường
Bữa sáng
Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tránh cảm giác đói dẫn đến thèm ăn và ăn vặt không kiểm soát. Tuy nhiên vì bị tiểu đường nên bạn vẫn phải hạn chế những loại thực phẩm thức ăn chứa nhiều nhiều đường, tinh bột hay nói cách khác là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao( GI cao). Những thực phẩm lý tưởng dành cho bữa sáng bao gồm:
- Một quả trứng luộc và nửa quả bơ nhỏ, một lát bánh mì, một quả cam
- 100g bột yến mạch nấu chín, 3/4 chén quả việt quất, 1 muỗng cà phê hạt chia
- 2 Quả trứng luộc/ ốp la cũng là một lựa chọn không tồi cho người bệnh tiểu đường
- Bánh mì nguyên cám nướng thêm nửa quả bơ để bổ sung omega-3, protein, các chất xơ
- Bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch kết hợp với 1 quả trứng ốp la là một bữa sáng hoàn hảo do bánh mì nguyên cám có chỉ số GI rất thấp, chứa ít hơn 25% protein và rất nhiều chất xơ
Bữa sáng rất quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Vì vậy người bệnh không nên bỏ bữa ăn sáng mà nên dùng các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như Cháo, bánh mì đen, bánh mì nguyên cám.
Bữa trưa
Một thực đơn đảm bảo được lượng tinh bột, chất béo và phong phú mỗi ngày sẽ giúp cho người bệnh tiểu đường cân bằng được chất dinh dưỡng, kiểm soát được lượng đường trong cơ thể và bổ sung được đầy đủ năng lượng.
Hãy chọn những nguồn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, yến mạch kết hợp với thức ăn bổ sung protetin bằng cá, trứng chế biến đơn giản, ít gia vị và chất béo. Kết hợp với việc tích cực ăn bổ sung các thực phẩm tươi như rau củ luộc, hấp hoặc làm salad trong các bữa ăn… sé giúp cho người bệnh tiêu hóa tốt hơn.
Thực đơn lý tưởng của bữa trưa bao gồm:
Nửa chén cơm trắng hoặc nửa 1 chén cơm gạo lứt khoảng 200 calo, kết hợp với món ăn giàu đạm, chất xơ và ít calo như:
- Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi rất giàu axit béo omega-3, có thể ngăn ngừa bệnh tim.
- Trái cây
- Rau
- Các loại ngũ cốc
- Các loại đậu, như đậu và đậu Hà Lan
- Các sản phẩm từ sữa ít béo, như sữa và phô mai
Bữa tối
Thực đơn bữa tối cho người bệnh tiểu đường cần đảm bảo bổ sung các món dễ tiêu hóa và càng ít tinh bột, đường càng tốt, ưu tiên rau và đạm, có thể không cần ăn cơm.
Một số món ăn tối đủ chất dễ tiêu hóa bao gồm bạn có thể tham khảo như canh xương hầm rau củ, các loại salad trộn kết hợp với trứng luộc…Nếu có thói quen ăn cơm hàng ngày người bệnh chỉ nên ăn một lượng rất ít hoặc ăn gạo lứt. Nếu đói, người bệnh có thể bổ sung 1 ly sữa không đường hoặc sữa hạt trước khi đi ngủ hoặc bổ sung một số đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa được thực hiện rất đơn giản, mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được tại nhà. Nhưng cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy hiệu quả.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: