Đái tháo đường đang là vấn đề xã hội toàn cầu, khi mà số lượng bệnh nhân mắc bệnh tăng không kiểm soát, và tỷ lệ người mất do biến chứng của bệnh đái tháo đường ngày càng cao. Thực tế cho thấy điều trị bệnh tiểu đường bằng Y học hiện đại chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân chưa kiểm soát tốt đường huyết, thường xuyên phải tăng liều hay việc kháng Insulin ngày càng phổ biến, đặc biệt là những biến chứng do đái tháo đường xuất hiện hầu hết ở các bệnh nhân điều trị lâu ngày.
Chính vì vậy, việc kết hợp tây y và Đông y trong điều trị tiểu đường đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho nhiều kết quả tốt. Ngày nay, việc áp dụng các bài thuốc điều trị đái tháo đường đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người bệnh tin dùng.
“Nam dược trị nam nhân” là câu nói của ông tổ ngành y của Việt Nam mà chúng ta vẫn được dạy từ thời xa xưa, nhằm nói lên sự phù hợp cũng như tác dụng điều trị của các cây thuốc nam. Kinh nghiệm dân gian được phối hợp với khoa học hiện đại, những nghiên cứu đã làm sáng tỏ các thành phần hoạt chất trong các cây thuốc Nam có tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả. Vậy các vị thuốc nam hay giúp trị bệnh tiểu đường nào tốt nhất, đây là câu hỏi được hầu hết các bệnh nhân mắc tiểu đường đặt ra? Theo thống kê, có khá nhiều các cây thuốc nam cũng như chế phẩm được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị đái tháo đường.
Dây thìa canh: là loại thuốc nam hay dùng nhất hiện nay trong việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Ảnh 1: Dây thìa canh
Hoạt chất chính trong dây thìa canh là GS4 gồm tổ hợp nhiều hoạt chất thuộc nhóm Saponin và các chất alkaloid, trong đó có Acid Gymnemic có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào Beta của tuyến Tụy – Tế bào chính sản xuất ra Insulin, insulin là một loại Hormon chuyển hóa trực tiếp đường thành năng lượng làm giảm lượng Glucose trong máu. Ngoài ra, Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột, đồng thời kích thích các enzyme tiêu thụ đường tại các mô cơ. Nhờ đó, hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.
Đồng thời, các nhà khoa học còn tìm ra Peptide Gumarin trong dây thìa canh, khi ăn và nhai dây thìa canh tươi, chất này sẽ lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thụ được Glucose. Theo hơn 70 nghiên cứu khác nhau, tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh giống với Insulin nhanh. Chính vì vậy dây thìa canh là vị thuốc nam hay giúp điều trị bệnh đái tháo đường cả Typ 1 và Typ 2.
Sử dụng dây thìa canh trong điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách sắc uống hàng ngày hoặc ăn tươi.
Mướp đắng được chứng minh là một trong các vị thuốc nam hay có tác dụng làm hạ đường huyết.
Theo các nghiên cứu khoa học được công bố, trong mướp đắng có hoạt chất chính là polypeptid-P và vicine, hoạt chất này có tác dụng ức chế sự hấp thu đường vào máu, đồng thời hạn chế sự chuyển hóa từ tinh bột hay lactose thành Glucose. Chính vì vậy, mướp đắng có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và giúp ổn định đường huyết ở người đái tháo đường. Ngoài ra, trong mướp đắng có nhiều Vitamin C, có tác dụng làm hạ huyết áp. Những người huyết áp thấp mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc khi dùng.
mướp đắng có vị mát, tính lạnh, không có độc. Tác dụng chính của mướp đắng là: thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận tràng, giảm ho. Chính vì vậy, mướp đắng có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân đái tháo đường.
Có thể sử dụng mướp đắng chữa bệnh tiểu đường bằng cách chế biến thành các món ăn để dùng hàng ngày như: mướp đắng xào thịt, mướp đắng xào trứng,… hay ép mướp đắng lấy nước uống.
Ảnh 2: Mướp đắng chữa bệnh tiểu đường
Chè đắng là một trong những loại thảo dược chữa bệnh tiểu đường hay dùng ở Việt Nam
Chè đắng còn được gọi là khổ đinh trà, theo Y học cổ truyền chè đắng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, ngoài ra trong chè đắng có các hoạt chất Tanin có tác dụng làm hạ mỡ máu. Chè đắng ngày nay được áp dụng trong điều trị các bệnh: Cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu và bệnh tiểu đường. Hiệu quả chữa bệnh tiểu đường của chè đắng chủ yếu là do nó có tác dụng chỉ khát, mà theo đông y bệnh đái tháo đường chính là chứng Tiêu khát, chỉ bệnh nhân khát nước nhiều.
Cách sử dụng chè đắng trong điều trị tiểu đường thường là phơi khô hoặc dùng tươi đun nước uống hàng ngày.
Ảnh 3: cây chè đắng
Mạch môn, thuốc nam hay giúp điều trị tiểu đường được sử dụng rộng rãi từ xa xưa
Ảnh 4: Cây mạch môn
Mạch môn, ở Việt Nam còn gọi là cây tóc tiên, bộ phận dùng là củ phơi khô. Trong đông y, vị thuốc mạch môn thuộc nhóm thuốc bổ âm, có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, quy kinh phế vị. Tác dụng chính của mạch môn là nhuận phế, dưỡng âm, thanh tâm trừ phiền, sinh tân chỉ khát, nhuận tràng. Bệnh đái tháo đường theo đông y chủ yếu là do âm hư, chính vì vậy mà từ thời cổ xưa các lương y đã áp dụng mạch môn trong điều trị tiểu đường, ngoài việc tư âm để điều trị gốc bệnh, mạch môn còn điều trị được các triệu chứng của tiểu đường nhờ tác dụng sinh tân chỉ khát.
Ngày nay các nhà khoa học còn tìm thấy trong mạch môn có chứa các hoạt chất Ophiopogonin, Beta – Sitosterol, stigmasterol và ruscogenin, các chất này có tác dụng kích thích tế bào Langerhans của tuyến Tụy sản sinh ra Insulin, ngoài hiệu quả làm giảm đường huyết nhờ cải thiện chức năng của tuyến Tụy, Ophiopogonin còn được chứng minh sau nghiên cứu trên chuột bị đái tháo đường là có khả năng làm giảm nồng độ Glucose và cholesterol máu, cải thiện tình trạng kháng insulin máu.
Theo công bố của trường Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải – Trung Quốc, sử dụng nước ép mạch môn trong vòng 8 tuần có thể làm giảm lượng đường huyết đáng kể.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mạch môn có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa những biến chứng của bệnh Đái tháo đường như: biến chứng thận, biến chứng võng mạc. Do Ruscogenin trong mạch môn có khả năng chống viêm và chống oxy hóa
Có thể nói việc kết hợp thuốc Tây với các loại thảo dược điều trị đái tháo đường ngày càng phổ biến, không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở các nước phương Tây, hoặc các nước phát triển của châu Á vẫn áp dụng. Ví dụ như Nhật Bản đã kết hợp sử dụng khoai lang trắng vào điều trị bệnh tiểu đường cho kết quả rất tốt, ngày càng được nhiều người tin dùng.
Đối với những người bị cần được kết hợp các vị thuốc nam hoặc bài thuốc nam hay giúp trị bệnh tiểu đường để có thể ổn định được mức đường huyết và phòng ngừa các biến chứng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý dừng thuốc Tây mà nên kết hợp cả 2 loại thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị. Với những bệnh nhân chưa bị bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc trên trong phòng ngừa bệnh theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: