Được biết, ngoài bệnh tiểu đường thì dân gian còn dùng cây này ở dạng tươi và dạng khô để hỗ trợ điều trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu… và nhiều bệnh khác (1).
Cách dùng rau trai (thài lài trắng) điều trị tiểu đường giai đoạn đầu
Bài thuốc này kết hợp rau trai với nước dừa, giúp lợi tiểu, cân bằng lượng đường trong máu, giảm huyết áp và hỗ trợ điều trị tiểu đường ở giai đoạn đầu. Khi dùng bài thuốc này, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống riêng theo lời khuyên của bác sĩ, kiên trì trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 30 – 60 g rau trai (đối với người nặng 50 kg trở xuống thì dùng 30 g, đối với người nặng trên 50 kg thì dùng tối đa 60 g) và một trái dừa xiêm xanh (khoảng 500 – 600 ml nước).
- Bước 1: Rửa sạch rau trai với nước sạch (có thể ngâm với một ít muối để loại bỏ vi khuẩn), cắt nhỏ ra.
- Bước 2: Cho nước dừa xiêm vào nồi rồi cho rau trai vào, nấu sôi, sắc cạn còn 2 chén thì nhấc xuống.
Cách dùng: Bạn chia thuốc thành 2 chén, uống trước hoặc sau bữa ăn đều được. Sau khi uống chén thuốc đầu tiên, cách 4 tiếng sau, bạn uống chén còn lại (duy trì bài thuốc này trong vòng 1 tháng kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh thì lượng đường trong máu của bạn sẽ được cân bằng, bệnh tiểu đường từ đó cũng thuyên giảm và khỏi từ từ).
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng. Người đang mắc các bệnh khác cũng nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Thông tin thêm
Không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu và đẩy lùi bệnh tiểu đường giai đoạn đầu; bài thuốc nêu trên còn có khả năng giải độc gan vì cả rau trai và nước dừa đều có công dụng giải độc. Không chỉ thế, theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc này còn giúp giải phong, ngứa từ bên trong cũng như đẩy lùi u nhọt, giúp chị em phụ nữ có làn da đẹp hơn. Hai nguyên liệu của bài thuốc rất dễ tìm. Ngày nay, mặc dù rau trai không còn mọc hoang với diện tích nhiều như trước nhưng bạn có thể tìm hái rau trai ở các khu vườn tạp hoặc dọc theo đường mương, ruộng (hái về làm thuốc hoặc làm rau ăn cũng có công dụng rất tốt).
Đối với bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao ở giai đoạn đầu, chúng ta nên điều chỉnh chế độ ăn theo ý kiến chuyên gia, bác sĩ.
Ngoài việc ăn theo chế độ, chúng ta nên bổ sung nhiều loại rau quả, đặc biệt là những loại rau có hàm lượng protein cao và hàm lượng chất xơ cao (các loại rau có màu sậm sẽ có lượng chất xơ cao) để cân bằng lượng đường huyết trong máu. Một số loại rau quả bạn nên bổ sung là: đậu xanh, cà chua, bông cải xanh, cà rốt, măng tây, rau diếp,… Nếu được, bạn có thể xây dựng chế độ ăn thô, tăng cường các thức ăn có nguồn gốc thực vật sẽ giúp chúng ta có cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tản mạn về rau trai
Nhiều năm qua, cây rau trai đã trở thành món rau ăn dân dã, quen thuộc (như luộc, xào, chấm với cá kho, thịt kho khô quẹt…) giúp lợi tiểu và thanh mát cơ thể.
Ngày xưa, rau trai mọc khắp nơi theo đường ruộng, đường mương. Bà tôi thường hái rau trai non đem về luộc chấm kho quẹt, còn đám rau trai già thì để dành cho bầy heo. Nhờ ăn nhiều rau mà bầy heo của bà rất mau lớn vì rau giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp heo ít bị bệnh hơn.
Bây giờ, giữa bộn bề của cuộc sống, có khi người ta quên mất đi cây rau trai. Vào mùa mưa, rau vượt lên, xanh vưỡn mà cũng chẳng ai thèm hái. Vâng, nó chỉ là một loài rau dại. Thế nhưng, với những người thích ăn rau trai thì mùi hương thanh đạm và vị ngọt nhẹ đặc trưng của nó sẽ không thể nào quên được.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: