Dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai
Chị Trang cho biết: “Trước khi bị trĩ thì mình đã bị táo bón tận 2 tuần. Vì thế nên hậu môn đau rát lắm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì bất thường.
Lần đầu tiên phát hiện ra cơ thể có vấn đề là một hôm mình đi đại tiện ra máu. Thấy thế thì cảm thấy sợ vô cùng nhưng vẫn không biết đó là dấu hiệu của trĩ. Vốn mình chỉ nghĩ do táo bón mà mình lại rặn mạnh quá nên nó nứt hậu môn. Cho đến khi đại tiện xong, vệ sinh lại hậu môn thì thấy có một mẩu thịt lồi ra bất thường.
Lúc đấy quá hãi nên mình lên mạng tìm hiểu ngay về các triệu chứng xem bị làm sao. Khi kết quả hiện ra là bệnh trĩ thì mình thực sự shock và chết lặng mất một lúc. Lúc này, mình còn đang bầu đến tháng thứ 7, em bé đã rất to nên thực sự rất lo sợ, không biết là bị bệnh này thì có ảnh hưởng gì đến con không.
Thế rồi cũng may là được chồng quan tâm, an ủi và động viên, mình mới lấy lại tinh thần và tìm hiểu tất tần tật về căn bệnh này để tìm cách khắc phục cho bản thân mình.”
Nguyên nhân nào khiến cho bà bầu bị trĩ?
Về bản chất, búi trĩ là phần tĩnh mạch vị căng giãn, sưng phồng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các tĩnh mạch hậu môn phải chịu đè nén lâu ngày bởi một số yếu tố nhất định. Khi đi tìm lý do vì sao mình bị trĩ, chị Trang mới biết rằng các mẹ bầu rất khó có thể tránh khỏi căn bệnh này do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ trong thời gian bầu bí. Cụ thể:
- Khi thai nhi ngày càng phát triển, kích thước tử cung sẽ ngày càng lớn, trọng lượng của em bé cũng gia tăng, tạo nhiều áp lực lên vùng hậu môn
- Ở phụ nữ có thai, lượng máu trong cơ thể cùng nồng độ hormone progesterone sẽ tăng lên làm giãn thành mạch. Điều này cũng góp phần gây ra bệnh trĩ.
Bên cạnh những nguyên do không thể khắc phục được như trên, cũng có một số yếu tố chủ quan khác khiến nguy cơ mắc trĩ ở bà bầu càng lớn hơn, bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng không cân đối: Các mẹ bầu thường bổ sung nhiều sắt, canxi nhưng đôi khi ăn thiếu chất xơ và uống ít nước, gây ra táo bón lâu ngày và phải thường xuyên rặn mạnh khi đi đại tiện. Điều này cũng gây ra sự đè nén lên các tĩnh mạch hậu môn.
- Ít vận động: Do cơ thể nặng nề, đi lại và làm mọi việc đều rất khó khăn nên chị em khi đang mang bầu không vận động nhiều, nhất là với những ai làm việc văn phòng thường sẽ ngồi suốt 8 tiếng/ngày. Chính vì vậy mà vùng tĩnh mạch hậu môn phải chịu rất nhiều áp lực.
- Lo lắng quá mức: Stress, căng thẳng liên miên cũng góp phần khiến cơ thể dễ bị trĩ
“Khi biết rằng bệnh trĩ là một vấn đề tất yếu trong thời gian mang thai, tôi mới nghĩ không biết sao phụ nữ lại phải khổ như vậy. Nhưng đằng nào cũng đã bị rồi, chỉ biết mong sao có cách để chữa khỏi thôi” – Chị Trang tâm sự.
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Phụ nữ thường bị trĩ trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ bởi đây là khoảng thời gian thai nhi đã rất lớn. Khi bị trĩ, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau rát, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn và gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Mặc dù vậy, theo lời bác sĩ tư vấn, chị Trang cho biết:
“Khi đang ở 3 tháng cuối rồi mà vẫn bị trĩ thì cũng không có ảnh hưởng gì tới con đâu. Những vấn đề mà mẹ gặp phải chỉ ở vùng hậu môn chứ không liên hệ tới thai nhi. Vậy nên chị em đừng lo lắng quá.
Cơ mà bác sĩ cũng dặn là không được chủ quan mà phải cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách lành mạnh và khoa học. Nếu không thì bệnh sẽ ngày một nặng hơn, khi ấy thì có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe của mẹ, từ đó em bé trong bụng cũng gặp nguy hiểm.”
Chữa trĩ cho bà bầu – Có thể hay không?
Khi mang thai, bất kỳ những gì người mẹ nạp vào cơ thể cũng sẽ truyền cho con. Bởi vậy, các mẹ thường không sử dụng được bất cứ loại thuốc đặc trị nào. Điều này khiến việc chữa bệnh cho chị em giai đoạn này trở thành một bài toán khó.
Vậy khi bầu bị trĩ phải làm sao? Sau đây là cách mà chị Trang đã áp dụng để khắc phục bệnh trĩ:
Xem thêm: Cẩm nang A-Z chế độ dinh dưỡng và tập luyện người bị bệnh trĩ không nên bỏ qua
Cân đối chế độ dinh dưỡng
Bản thân việc có một chế độ ăn uống khoa học cũng đã giúp người bệnh rất nhiều trong việc ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển. Bởi thế cho nên chị em bị trĩ khi đang mang thai cần chú trọng vấn đề này. Nên ăn những nhóm thực phẩm sau:
Bên cạnh những thực phẩm trên, người bệnh cũng nên tránh xa các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Mặc dù việc mang thai khiến chị em phụ nữ vô cùng mệt mỏi và hoạt động khó khăn, nhưng hãy cố gắng dành một chút thời gian đi bộ nhẹ nhàng một vài lần trong ngày, tránh ngồi lâu. Cũng không nên nhịn đi vệ sinh, điều này sẽ khiến người bệnh càng thêm táo bón. Đồng thời, tuyệt đối tránh rặn mạnh khi đại tiện để tránh búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều hơn.
Ngoài ra, các mẹ cũng đừng quên nghỉ ngơi để tâm trạng được thoải mái, không rơi vào stress. Không nên thức khuya mà hãy sắp xếp thời gian hợp lý cho việc thư giãn và ngủ nghỉ mỗi ngày.
Chính lối sinh hoạt và ăn uống lành mạnh như trên đã giúp chị Trang phần nào khắc phục được bệnh trĩ. Tuy nhiên, theo như chị chia sẻ thì đó chưa phải là tất cả. Để có thể đẩy lùi hoàn toàn được bệnh trĩ, chị vẫn phải sử dụng thêm cả thuốc đặc trị.
Điều này đã khiến chính phóng viên cũng không ngờ tới vì các loại thuốc hiện nay đều không tốt cho mẹ bầu. Ai cũng phải đặt ra câu hỏi: “Mang thai bị trĩ dùng thuốc gì mà lại an toàn cho bé?”. Trước sự ngạc nhiên ấy, chị Trang đã chỉ cho mọi người về một bài thuốc Đông y mà chị đã dùng để thoát khỏi bệnh trĩ mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì.
Bài thuốc Đông y chữa trĩ cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Được biết, bài thuốc đã giúp chị Trang đánh bại bệnh trĩ khi đang mang bầu là Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Đây là bài thuốc có nguồn gốc từ công thức chữa trĩ cổ phương của dân tộc H’Mông, sau này được kế thừa bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị đi đầu về y học cổ truyền tại Việt Nam.
Thành phần trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đều là những thảo dược thiên nhiên lành tính, vậy nên không gây ra tác dụng phụ gì cho cơ thể. Điểm đặc biệt hơn nữa là bài thuốc này được chia làm 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm.
Xem thêm: Bí ẩn cội nguồn bài thuốc chữa khỏi bệnh trĩ của người H’Mông – Sự mách bảo của thần linh (Kỳ 1)
Kể về bài thuốc đã giúp chị không còn bị trĩ nữa, chị Trang chia sẻ vô cùng cặn kẽ lý do vì sao chị lại biết đến và tin tưởng sử dụng như vậy:
“Hồi đầu mới tìm hiểu thì mình thấy tất cả các loại thuốc hiện nay đều đi kèm tác dụng phụ, vậy nên không dám dùng bất cứ thứ gì luôn. Mình đã cho rằng đành phải sống chung với bệnh trĩ vậy thôi.
Nhưng may mắn thế nào, mẹ mình đi hỏi ngược xuôi để tìm cách chữa cho mình, cuối cùng được một người bạn của mẹ mách cho bài thuốc chữa trĩ này và bảo đây là công thức bí truyền của người H’Mông, hiệu quả lắm mà mang thai dùng cũng không sao đâu.
Lúc đầu mình cũng không tin, vì chẳng có gì để chắc chắn. Nhưng từ khi biết bài thuốc được phát triển bởi đơn vị uy tín và mọi thứ đều được nghiên cứu dựa trên công nghệ hiện đại, được Bộ Y tế kiểm định và chứng nhận an toàn đàng hoàng, mình mới thấy yên tâm và quyết định dùng thử xem sao.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: