Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Khi bị bệnh sỏi thận nên và không nên uống gì để mau khỏi bệnh?

Cao chè vằng nguyên chất

Bị sỏi thận nên uống gì là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Hôm nay thuocnam.mws.vn sẽ giải đáp giúp bạn đọc thắc mắc này.

Bị sỏi thận nên uống gì?

Sỏi thận là bệnh lý về đường tiết niệu hình thành do một số nguyên nhân như: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, lười uống nước, lạm dụng thuốc Tây, do một số bệnh lý như: Tiểu đường, bệnh lý về đường tiết niệu…

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm  nếu người bệnh không chữa trị kịp thời bằng những phương pháp phù hợp, có thể kể đến như:

  • Tắc đường tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Suy thận cấp tính, suy thận mãn tính
  • Bể thận

Bị sỏi thận nên uống gì

Khi có những dấu hiệu như: Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu ra máu kèm theo những cơn đau bụng dưới kéo dài lan ra cả hông, lưng và phần háng, đùi, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xét nghiệm vì khả năng mắc sỏi thận của bạn khá cao. Việc phát hiện sớm khi sỏi có kích thước vừa hoặc nhỏ sẽ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Trừ trường hợp sỏi kích thước trên 20mm, sỏi cứng, sỏi mật độ dày, sỏi nằm ở những vị trí đặc biệt như bể thận, đài thận, người bệnh mới phải điều trị theo ngoại khoa, tức là tiến hành phẫu thuật hoặc tán sỏi bằng những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại.

Với những trường hợp sỏi vừa và nhỏ người bệnh chỉ cần dùng thuốc để bào mòn sỏi. Vậy bị sỏi thận nên uống gì?

1.Uống nhiều nước lọc

Nhiều trường hợp người bệnh mắc sỏi nhỏ cơ thể tự đào thải sỏi ra ngoài. Việc uống nhiều nước từ 2 lít – 2.5 lít nước/ ngày sẽ làm tăng quá trình lọc thận, hỗ trợ đào thải sỏi ra khỏi cơ thể.

2. Uống nước chanh

Trong thành phần của chanh có chứa nhiều Citrate, việc tăng cường uống nước chanh sẽ giúp cơ thể ngăn chặn sự hình thành sỏi thận đồng thời hỗ trợ bào mòn nhỏ sỏi.

3. Uống nước râu ngô

Câu trả lời không thể thiếu với câu hỏi khi bị sỏi thận nên uống gì chính là nước râu ngô luộc. Dưới góc nhìn của Đông y, râu ngô còn được gọi là ngọc mễ tu là loại thảo dược có nhiều công dụng, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở gan và thận hiệu quả.

Xem thêm: Cách trị bệnh sỏi thận hiệu quả nhất

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 30g râu ngô, rửa sạch đem nấu với 1.5 lít nước dùng uống thay nước lọc hàng ngày. Chỉ cần kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày liên tiếp bệnh tình sẽ được cải thiện đáng kể.

4. Nước ép rau ngổ

Rau ngổ còn được gọi là rau om, ngổ hương là loại rau gia vị được dùng rất nhiều trong các bữa ăn của người Việt.

Theo Đông y, rau ngổ có mùi thơm, vị chát hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu thũng, tiêu viêm, giảm đau, lợi tiểu, được dùng rất nhiều trong các bài thuốc chữa sốt, cảm, tiểu đường, phòng chống lão hóa và đặc biệt là chữa trị bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận từ rau ngổ áp dụng như sau:

Chuẩn bị khoảng 50g rau ngổ, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, bỏ thêm chút muối vào khuấy đều sử dụng 2 lần trong ngày vào bữa sáng và tối. Chỉ cần thực hiện liên tiếp trong vòng 2 – 3 tuần bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra người bệnh có thể uống thuốc Tây để hỗ trợ làm tan sỏi tuy nhiên việc sử dụng nhiều thuốc Tây trong thời gian dài cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh do đó với việc bị sỏi thận nên uống gì thì những bài thuốc trong Đông y với thành phần thảo dược quen thuộc trong tự nhiên là lựa chọn thích hợp hơn cả.

Những lưu ý dành cho bệnh nhân sỏi thận

Khi bị mắc bệnh này để việc điều trị đạt kết quả như mong muốn đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Trong quá trình chữa trị bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý , đầy đủ dưỡng chất
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều oxalate, purin, protein… những tác nhân góp phần hình thành sỏi nếu sử dụng với hàm lượng cao.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn như bia, rượu
  • Trong trường hợp áp dụng một số mẹo chữa bệnh trong dân gian trên không đạt hiệu quả người bệnh nên đến phòng khám  uy tín để kiểm tra và bốc thuốc theo đúng liều lượng.

Một số câu hỏi được người bệnh quan tâm:

  • Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không?
  • Bệnh sỏi thận không nên ăn gì?

Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: