Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Chữa đau dạ dày bằng 10 loại lá cây quen thuộc trong vườn nhà đơn giản dễ làm

Cao chè vằng nguyên chất

Chữa đau dạ dày bằng 10 loại lá cây quen thuộc trong vườn nhà

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa thường xuyên gây ra tình trạng đau bụng dai dẳng, táo bón hoặc đầy hơi khiến thể trạng người bệnh luôn mệt mỏi, gầy yếu. Những loại lá cây vốn quen thuộc trong vườn nhà, cây mọc dại ven đường hay mọc trên rừng hoang đều có thể trở thành bài thuốc hữu dụng để chữa bệnh. Sau đây, bạn đọc hãy cùng Curmin 22+ tham khảo cách chữa đau dạ dày bằng 10 loại lá cây quen thuộc trong vườn nhé!

1. Lá trầu không

1. Lá trầu không 1

Lá trầu không giúp kháng khuẩn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP

Lá trầu không là một vị thuốc dân gian có công dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị dạ dày. Lá trầu không có khả năng cân bằng độ pH trong đường ruột, có tính kháng khuẩn tốt, chặn sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày. Đồng thời nó có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như là: khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua. Giúp người bị đau dạ dày cảm thấy ăn ngon miệng hơn khắc phục tình trạng chán ăn.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

  • Cách này thực hiện khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị trước một nắm lá trầu không tươi, sau đó rửa sạch và vò nát.
  • Đem lá đã vò nát đẻ hãm với nước sôi như thường làm với lá chè xanh.
  • Chắt lấy phần nước để uống hằng ngày.

2. Lá ổi

2. Lá ổi 1

Lá ổi có khả năng kháng viêm

Búp ổi non có chữa 7 -10% tanin – một hoạt chất phổ biến trong thực vật có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại trong cơ thể người. Không những vậy lá ổi còn rất giàu các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn khác như là beta-sitosterol, axit maslinic, axit guajavalic…Những thành phần này có khả năng kháng viêm tốt, ngăn ngừa vết loét trong niêm mạc dạ dày phát triển đồng thời kiểm soát tốt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bệnh gây ra.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá ổi

Chuẩn bị: 30g búp ổi non, không bị sâu lá và 10g gạo lứt.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá ổi để loại bỏ bụi bẩn cũng như tạp chất sau đó đem thái thành từng sợi nhỏ.
  • Sao khô lá ổi đã thái sợi cùng với gạo lức trên chảo nóng.
  • Sau khi sao xong, đổ tất cả nguyên liệu vào nồi với nửa lít nước sạch để đun cho đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 200ml thì dừng lại.
  • Chắt riêng phần nước và chia ra làm 2 phần bằng nhau dùng để uống trong ngày vào lúc đói.

Trên đây là 3 loại lá vườn nhà giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Sau đây chúng ta tiếp tục cùng khám phá thêm cách chữa đau dạ dày bằng 10 loại lá cây quen thuộc trong vườn nhà mà cụ thể đó là những loại lá nào nhé

3. Lá nhọ nồi

Lá nhọ nồi (hay còn gọi là cỏ mực) hay mọc dại ở ven đường, thế nhưng loài cây mọc dại này lại là một vị thuốc dân gian rất hữu dụng. Nhọ nồi có khả năng ngăn ngừa chảy máu trong dạ dày và sửa chữa tổn thương bên trong thành ruột nhờ những hoạt chất kháng viêm như tanin, flavonoid, carotene, ecliptin, wedelolacton…

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá nhọ nồi

Chuẩn bị: lá nhọ nồi 20g, củ bạch cập khô 20g, rễ cam thảo 15g và 4 quả táo tàu

Cách làm:

Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để sắc chung với 1 lít nước, sắc kỹ cho tới khi nước cạn chỉ còn bằng 1/3 lúc ban đầu thì tắt bếp.

Chia lượng nước chắt được thành 2 phần và uống 2 lần trong ngày (sau bữa trưa và bữa tối 30 phút).

4. Cây vú sữa

4. Cây vú sữa 1

Lá vú sữa có tác dụng giảm đau dạ dày

Theo ghi chép trong cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi, tài liệu chỉ ra rằng lá vú sữa có chứa hàm lượng lớn chất kháng viêm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời làm giảm đau hiệu quả. Không những vậy lá vú sữa hạn chế tiết axit trong dịch vị dạ dày, đảm bảo lưu thông máu ổn định từ đó giúp cho dạ dày co bóp trơn tru hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu dạ dày, khắc phục triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

Ngoài ra loại lá cây này cũng có thể được dùng để chữa các bệnh liên quan tới đường hô hấp như ho khan, viêm họng.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá vú sữa

Cách 1: Chuẩn bị lá vú sữa tươi hoặc lá đã phơi khô để sắc cùng với 1 lít nước sạch, sau nửa giờ đồng hồ thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt và chia làm 2 phần uống 2 lần trong ngày.

Cách 2:  bài thuốc dân gian kết hợp từ: 10g lá vú sữa, 5g cây cỏ sữa, 5g lá nhọ nồi rửa sạch nguyên liệu rồi sao khô, sau đó đun nước uống tương tự như trên sau mỗi bữa ăn.

5. Lá bàng

5. Lá bàng 1

Lá bàng chữa đau dạ dày

Dùng lá bàng chữa đau bao tử là một trong những cách trị bệnh dân gian. Ở nhiều nền y học cổ truyền khác nhau trên thế giới người ta cũng sử dụng lá bàng để chữa bệnh như là:

Tại Suriname, người ta sao khô lá bàng thành chè để trị tiêu chảy, bệnh lị.

Tại  Đài Loan, người la lấy lá bàng đã rụng để chế thuốc chữa các bệnh về gan.

Lá bàng có công dụng như vậy là bởi trong thành phần của lá chứa nhiều hợp chất kháng viêm hiệu quả như saponin, phytosterol, punicalin, punicalagin, tercatin, kamferol và quercetin.

Hướng dẫn chữa bệnh dạ dày bằng lá bàng

  • Lấy 1 nắm lá bàng non rửa sạch rồi nấu cùng 2 lít nước.
  • Sau khi nước sôi thì tắt bếp và loc nước ra bình để uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc.

Lưu ý: Một vài ngày đầu có thể bạn sẽ gặp tình trạng đi lỏng nhiều lần nhưng đừng quá lo lắng, đó là hiện tượng đào thải bình thường sau khi uống nước bàng, cứ tiếp tục đều đặn thì hệ tiêu hóa sẽ trở về trạng thái ổn định và dần cải thiện được bệnh dạ dày.

6. Lá cây hoàn ngọc âm

 

Lá cây ngọc hoàn giúp điều trị đau dạ dày

Cây hoàn ngọc âm là 1 trong những cách chữa đau dạ dày bằng 10 loại lá cây quen thuộc trong vườn nhà. Đây là vị thuốc quý đã được chứng minh có công dụng chữa 25 loại bệnh khác nhau do thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm phổ rộng. Nổi bật nhất là công dụng chữa bệnh phụ khoa, bệnh trĩ, đau bao tử và các chứng rối loạn đường tiêu hóa…

Theo bảng nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng  đã chỉ ra sơ bộ như sau:

Hàm lượng protein trong cây hoàn ngọc âm đạt 30,8% so với mẫu thô.

Khoáng chất (mg/100g lá tươi): Ca 878,5, Mg 837,6, Fe 38,8, K 587,5. Acid amin (mg/100g lá tươi): acid amin không thay thế 1347, lysine 30,6, Methyonine 29,7, valin 99,73, threonine 61,0, isoleucine, leucin 232.

Từ kết quả trên, người ta phân tích được hàm lượng sắt của loại cây này cao hơn ở nhân sâm và gấp 2 lần hàm lượng sắt trong con vẹm (24mg), gấp 3 lần gan lợn và 4 lần đậu nành.

Tổng acid amin không thay thế là nguyên liệu tổng hợp coenzyme A, Acid pantothenic, carnosin… cao hơn lá chè xanh và cao gấp 2-3 lần lá vối.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá hoàn ngọc âm

Cách 1: Nhai trực tiếp 7 -9 lá cây hoàn ngọc âm đã rửa sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 -3 lần.

Cách 2: Phơi khô lá hoàn ngọc, bảo quản để dùng dần. Mỗi lần lấy khoảng 8g lá khô sắc với 1 lít nước đun liu riu khoảng 30 phút cho nước cạn chỉ còn khoảng 1/3 thì tắt bếp. Chia thành 3 phần nước cốt uống 3 lần/ngày.

7. Cây lược vàng

Lược vàng là loại cây mọc trên rừng, có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch ép từ loài cây này có khả năng kháng viêm tốt, làm lành vết loét dạ dày và giảm đau hiệu quả. Không những vậy những hoạt tính sinh học của cây lược vàng có thể khắc chế mầm mống ung thư dạ dày trong cơ thể.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng cây lược vàng

Cách 1: nhai lá lược vàng

  • Lấy khoảng 3 lá lược vàng, rửa sạch rồi thái nhỏ cho vừa ăn.
  • Trước mỗi bữa ăn thì nhai lá thật kỹ và nuốt nước, nếu có thể thì ăn luôn cả phần bã.
  • Thực hiện ít nhất 2 tuần để thấy được hiệu quả.

7. Cây lược vàng 1

Hình ảnh cây lược vàng

Cách 2: uống nước lá lược vàng và mật gấu

  • Rửa sạch khoảng 7 – 8 lá lược vàng rồi bỏ vào máy để xay rồi ép lấy nước cốt vào cốc.
  • Cho thêm 1 giọt mật gấu vào cốc nước lá rồi khuấy đều.
  • Uống 1 cốc/ngày trước khi ăn sáng 30 phút.

Cách 3: Bài thuốc kết hơp lá lược vàng và rượu trắng

  • Rửa sạch khoảng 20 lá lược vàng, để cho ráo nước và cắt miếng nhỏ vừa phải.
  • Cho lá vào trong một hũ thủy tinh cùng với rượu trắng (đổ sâm sấp mặt lá), đóng kín nắp, để khoảng 40 ngày.
  • Sau khi đã có thành phẩm thì sử dụng trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, uống một ly rượu nhỏ lá lược vàng.
  • Thực hiện đều đặn ít nhất 3 tuần.

8. Lá nguyệt quế

8. Lá nguyệt quế 1

Lá nguyệt quế giúp giảm đau, chống viêm.

Nguyệt quế là một cây dạng thân gỗ thuộc họ long não. Người ta thường dùng lá cây nguyệt quế để chế biến thành gia vị tạo mùi hương đặc biệt trong ẩm thực. Không những vậy loài cây này còn có những công dụng nhất định trong y học, được sử dùng làm thành phần của thuốc chống co giật ở những người bị động kinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm…

Quả và lá nguyệt quế chứa tinh dầu Cineole có thể dùng để hỗ trợ điều trị cho những người bị dạ dày, hay tiêu chảy hoặc táo bón nhiều lần.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá nguyệt quế

Bạn có thể nhai trực tiếp một vài lá nguyệt quế tươi trước mỗi bữa ăn để kích thích tiêu hóa tốt, giảm đau dạ dày hoặc hãm trà lá nguyệt quế (cách làm tương tự như hãm trà xanh).

9. Cây hoàng liên

9. Cây hoàng liên 1

Cây hoàng liên giúp trị viêm loét dạ dày tá tràng

Cây hoàng liên là một vị thuốc nam chuyên dùng trong các bài thuốc chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng, giảm đau bụng và rối loạn tiêu hóa.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng cây hoàng liên

Chuẩn bị: Hoàng liên 8g; hoàng cầm 16g; sơn chi 12g; ngô thù 2g; mai mực 20g; mạch nha 20g; đại táo 12g; cam thảo 6g. Để tiện lợi và dễ dàng bạn nên mua sẵn những vị thuốc này tại các cửa hàng Đông y uy tín)

Cách làm: Sắc chung tất cả các nguyên liệu trên cùng với nước, đun kỹ để chắt lấy nước uống 2 lần/ngày (ngày sắc 1 thang).

10. Cây dạ cẩm

10. Cây dạ cẩm 1

Lá dạ cẩm- hiệu quả để chữa dạ dày.

Dạ cẩm là cây thuốc thường mọc hoang ở các vùng rừng núi. Cây có nhiều tên gọi khác nhau như là Chạ khấu cắm (cách gọi của người Tày), Sán công mía (cách gọi của người Dao). Có lẽ bạn chưa biết, rằng đây là vị thuốc có công hiệu rất tốt để chữa bệnh dạ dày. Loại cây này từng được bệnh viện Tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục các loại thuốc dùng để điều trị viêm loét dạ dày.

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng cây dạ cẩm

  • Phơi khô lá dạ cẩm và lấy khoảng 30g lá sắc cùng 1 lít nước trong 30 phút.
  • Sau khi đun xong thì chắt lấy nước và chia làm 2 phần để uống trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Cách này sẽ giúp cho người bị đau dạ dày ăn ngon miệng hơn, giảm đầy hơi, khó tiêu và đau bụng

Thông qua bài viết “Chữa đau dạ dày bằng 10 loại lá cây quen thuộc trong vườn nhà” trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cho mình và gia đình.Tuy nhiên nếu bạn đọc thấy dùy trì bài thuốc trong một thời gian không thấy hiệu quả hãy dừng lại và tìm phương pháp hiệu quả hơn nhé!

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: