Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây mực điều trị suy thận, thận hư, chữa trĩ, gai cột sống, chảy máu chân răng

Cao chè vằng nguyên chất

Cây mực là gì?

Câ mực được cho là thuốc nam quý từ xa xưa. Cây mọc hoang thành từng bụi trên các sường núi, ven sông. Nhưng vì cuộc sống con người càng ngày càng hiện đại nên mọi người phá bỏ gần hết, phần khác là do không biết đến cây mực lại là một loại thảo dược quý có thể chữa bệnh.

Cây thuộc dạng thân bụi cao từ 2 – 4m, cành nhỏ mảnh khảnh, phân nhiều nhánh. Kiểu dáng lá khá giống với lá cây táo xanh nhưng nhỏ hơn, mọc so le chia đều trên nhánh. Hoa cây mực màu trắng hơi tía đỏ ở gốc lá.

Cây Mực ( Phèn Đen )

Hoa mọc thành chùm từ nách lá hoặc ở đầu cành. Mỗi chùm có khoảng 4-5 bông. Thường ra bông vào cuối mùa hạ sang thu. Quả của cây mực khá đặc biệt như quả sim rừng màu tím đen, quả tròn dẹt bằng đầu ngón tay.

Khi chín quả chuyển sang màu màu tím có vị ngọt chát. Dạng mọng nước như quả mồng tơi. Trước kia người ta thường hái quả cây mực để nhuộm quần áo, vải. Con nít thời xưa vẫn thường hái trái ăn chơi như sim rừng.

Cây thường phân bố khắp nơi, nhưng hiện nay chỉ còn lác đác trên các vùng núi cao phía bắc hay rừng sâu, Tây Nguyên. Mọi bộ phận của cây đều được dùng làm thảo dược làm thuốc chữa bệnh và hỗ trợ chữa bệnh.

Xem thêm: Cây Bọ Mắm chữa ho, lao phổi, viêm họng, đái rắt đái buốt

Công dụng của cây mực trong chữa bệnh

Trong đông y, rễ cây mực có vị chát, tính hàn nên thường được dùng để hỗ trợ chữa kiết lị, đi ngoài phân lỏng, chống viêm. Lá cây có vị ngọt hơi đắng dùng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Giảm triệu chứng phù nhũng. Bình thường họ chỉ dùng lá già.

công dụng của cây mực

Ngoài ra lá cây này thường được giã nát đắp lên vết rắn cắn nhằm giải độc, chữa mồ hôi trộm, vàng da, tróc vảy, chàm sữa. Cầm máu chân răng…

  • Trị kiết lỵ: Dùng bột mạch nha, cam thảo, ý dĩ tán mịn sau đó giã nát lá cây mực vắt lấy nước trộn chung với hỗn hợp trên. Đem dùng uống chia 2 lần trên ngày.
  • Điều trị chảy máu chân răng: Chuẩn bị 20 gr mỗi loại gồm lá cây mực đã phơi khô, lá long não, xuyên tiêu đem sắc cùng 1 L nước sắc uống hàng ngày. Có thể để ngậm khoảng 10 phút sau đó nuốt cả nước.
  • Chữa trĩ: Cho tất cả các loại thuốc lá sau vào rửa sạch, thái nhỏ đem sao vàng hạ thổ gồm 1 nắm lá phèn đen (cây mực), 1 nắm lá trắc bách diệp, 5 lá huyết dụ. Đun sôi cùng với 1L nước cho tới khi cạn còn khoảng 1/3. Đọc thêm cách chữa trị bệnh trĩ .

Dùng nước này để uống và chừa lại 1 ít pha loãng với thêm một chuối muối vào nước ấm để ngâm hậu môn ngày vệ sinh 1 lần. Nước uống chia làm 2 lần một ngày dùng khoảng nửa tháng sẽ có hiệu quả.

  • Điều trị suy thận, thận hư: 20gcây quýt gai chặt khúc, 20g cây mực, 20gcây nổ, 20gcây muối sắc với 1,5 lít nước để cạn còn 1 nửa chia làm 3 lần uống trong ngày. Sơn thù du cũng có tác dụng tốt trong việc chữa thận hư, yếu sinh lý, đái rắt, kinh nguyệt không đều
  • Điều trị ngoài phân lỏng: dùng 40g lá cây mực già, 40g đậu đen sau đó đem sao vàng hạ thổ. Tất cả đem cho vào nồi đổ khoảng 1L nước đun sôi kỹ còn còn 1/3 để chia 3 lần uống trong ngày, uống khoảng 3 ngày sẽ đi ngoài lại bình thường, giải nhiệt cơ thể.
  • Điều trị gai cột sống: Cây mực nên chặt cả cành có lá đem về băm nhỏ, phơi khô. Bài thuốc bao gồm: Tất cả phèn đen khô, lá lốt, lá bưởi, cỏ xước, rễ gấc mỗi loại đều có định lượng bằng sau đem rửa sạch, sao vàng hạ thổ.

Tham khảo: Cây an xoa chữa ung thư gan, viêm gan, xơ gan, đau xương khớp, mất ngủ

Cho tất cả các loại dược liệu vào nồi sắc với khoảng 1 lít nước cho cạn còn 3 chén nhỏ chia làm 3 lần uống sau bữa ăn nửa tiếng đến một tiếng. Tránh uống trước bữa ăn dễ gây tác dụng phụ.

  • Điều trị sưng đau, bầm tím: dùng là non của cây mực đem rửa sạch giã nát, có thể thêm một chút muối và lát gừng tươi. Đem hỗn hợp đã giã cả bã và nước đắp lên vết thương, bầm tím, 3 ngày làm liên tục ngày đắp 2 lần sẽ giảm sưng tấy ngay.
  • Chữa mụn nhọt, lở loét: Dùng 1 nắm lá cây mực già đem giã nát cùng củ của cây chuối tiêu. Vắt lấy nước thoa lên vết mụn, lở loét để ráo vết mụn sẽ sẹp và tiêu viêm nhanh chóng.

Lưu ý khi dùng cây mực

  • Cây mực là loại cây thân cao, thân gỗ có trái khác hoàn toàn với cây cỏ mực thân mềm mọc sát đất. Rất nhiều người nghĩ cây mực là cây cỏ mực mọc hoang ven sông nên đã đi sai liệu trình trị bệnh, không những không có kết quả mà còn dễ chữa lợn lành thành lợn què nên bà con cần lưu ý.
  • Khi sử dụng các bài thuốc có liên quan đến cây mực. Khi dùng nên uống trước bữa ăn từ 30 phút đến một tiếng. Tránh tình trạng uống trước bữa ăn dễ gây nôn ói, say, chóng mặt. Điều này tuy nhiên không phải là tác dụng phụ của cây mực.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: