Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây dạ cẩm giúp điều trị bệnh viêm dạ dày

Cao chè vằng nguyên chất

Cây dạ cẩm một vị thuốc mọc hoang rất nhiều ở các vùng đồi núi đặc biệt là vùng núi phía Bắc nước ta. Những năm 60 dạ cẩm được sử dụng nhiều để làm thuốc cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Chắc hẳn bạn không biết, từ những năm 1970 do có hiệu quả tốt trong điều trị viêm dạ dày mà cây dạ cẩm đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục các loại thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày.

Trong các tài liệu về y dược học cây dạ cẩm được đánh giá rất cao về tác dụng dược lý, nhất là tác dụng điều trị viêm dạ dày.

Ấy vậy mà lâu nay, dường như có rất ít bệnh nhân biết đến và sử dụng cây thuốc quý này, có lúc dường như nó đã bị lãng quên. Với mục đích phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh bằng các cây thuốc, bài thuốc dân gian. Bài viết này chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả “Cây dạ cẩm vị thuốc điều trị bệnh dạ dày”.

Mục lục  hiện 

Tên khác

Cây dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm (Nhân dân một số vùng dùng dạ cẩm để điều trị bệnh lở loét ở mồm rất hiệu quả)

Tên khoa học

Oldenlandia capitellata Kuntze. Cây thuộc họ cà phê

Mô tả cây thuốc

Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng (Xem ảnh để thấy rõ hơn)

cay da camHình ảnh cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm phơi khô

Khu vực phân bố

Cây phân bố và mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta (Nhiều nhất ở Lạng Sơn). Là một cây thuốc quý, song nguồn dược liệu chủ yếu được thu hái tự nhiên. Hiện nay chưa có nơi nào tiến hành trồng và nhân giống cây thuốc này.

Bộ phận dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân.

Cách chế biến và thu hái

Cây được thu hái quanh năm và được phơi khô hoặc nấu thành dạng cao để tiện sử dụng.

Thành phần hóa học

  • Trong cây dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin (Theo hội đông dược tỉnh Lạng Sơn)
  • Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.

Tính vị

Dạ cẩm có vị ngọt nhẹ, tính bình, nước sắc dạ cẩm có màu tím.

* Công dụng của cây dạ cẩm là gì ?

Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Từ lâu người dân ở Lạng Sơn đã biết sử dụng cây dạ cẩm làm thuốc (Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào danh mục thuốc điều trị của bệnh viện), sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những tác dụng quý của dạ cẩm với sức khỏe:

  • Dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày (Do trung hoà được lượng axit trong dạ dày)
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày (bớt ợ chua, giúp liền vết loét)
  • điều trị loét mồm, loét lưỡi do viêm nhiễm hoặc do nhiệt

Đối tượng sử dụng

  1. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày
  2. Người bị chứng viêm hang vị dạ dày
  3. Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
  4. Người bị lở mồm, loét miệng

Cách dùng, liều dùng

Có nhiều cách chế biến dạ cẩm để làm thuốc, sau đây là một số cách chính:

1.Cách sắc nước uống:

Tác dụng: Làm thuốc điều trị viêm dạ dày, loét mồm, miệng lưỡi

  • Cách chế thuốc: 20-25g lá và ngọn khô, sắc với 1 lít nước, đun sôi và duy trì đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút cho thuốc ngấm là có thể dùng được. Khi uống thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh dạ dày.
  • Cách dùng: Chắt nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc uống vào lúc đau.

2. Cách chế cao dạ cẩm

Ngoài cách dùng sắc uống, từ lâu dân gian còn chế dạ cẩm thành dạng cao hoặc siro cho tiện trong quá trình sử dụng.

Thành phần chế cao dạ cẩm gồm: Cây dạ cẩm khô hoặc tươi, đường kính, mật ong. Các thành phần theo tỷ lệ thích hợp, nấu trong nhiều ngày mới thành cao. Tỷ lệ khoảng 10kg cây khô cùng đường và mật ong thì mới được 1kg cao cô đặc hoặc 3kg cao lỏng.

Cách dùng cao dạ cẩm: Mỗi ngày dùng khoảng 15g cao lỏng hoặc 8g cao cô đặc, uống trước bữa ăn 15 phút.

3. Cách dùng dạ cẩm kết hợp với các vị thuốc khác

  • Thành phần: Dạ cẩm 20g, lá khôi tía 30g, bồ công anh 20g
  • Cách chế thuốc: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 1,2 lít nước, đun cạn còn khoảng 600ml.
  • Cách dùng: Nước sắc dạ cẩm chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút, hoặc uống vào lúc đau.
  • Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính, viêm hang vị, chào ngược dạ dày. Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc này và có hiệu quả rất cao.

Lưu ý khi sử dụng

Dạ cẩm là vị thuốc nam rất tốt cho người bị viêm dạ dày và ít gây tác dụng phụ. Nhưng riêng với phụ nữ mang thai chúng tôi khuyến cáo không nên tự ý sử dụng. Nếu sử dụng phải hỏi ý kiến bác sỹ.

Giá bán: 150.000đ/1kg lá dạ cẩm khô

Mua cây dạ cẩm ở đâu, địa nào chỉ bán lá dạ cẩm?

  • Sản phẩm cây dạ cẩm do Caythuoc.org cung cấp là sản phẩm của Việt Nam có nguồn gốc tự nhiên, được thu hái ở các các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, bởi vậy thuốc rất sạch và tuyệt đối an toàn.
  • CHÚNG TÔI CAM KẾT GỬI CÂY THUỐC ĐÚNG NHƯ ĐÃ GIỚI THIỆU
  • Có gửi hàng trên toàn quốc:
  • Nếu khách hàng ở xa, Caythuoc.org sẽ chuyển hàng qua đường bưu điện thông qua dịch vụ COD, bạn chỉ phải thanh toán sau khi nhận hàng
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: