Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cách dùng túc hương trị bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

TÚC HƯƠNG LÀ CÂY GÌ?

Túc hương hay còn gọi là an tức hương, bồ đề, mệnh môn lục sự, cánh kiến trắng, thoán hương, thiên kim lục mộc chi, tiện khiên ngưu, tịch tà, tên khoa học là Styrax Tonkinensis (Pier) Craib thuộc họ Styracaceae. Đây là một dược liệu quý trong Đông y. Ở nước ta cây phân bố chủ yếu ở Hà Tuyên, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Thanh Hóa, Sơn La, Hà Sơn Binh, Nghệ Tĩnh. Vào khoảng tháng 6 -đến tháng 7, nông dân thường chọn các cây có độ tuổi từ 5 -10 để lấy nhựa về làm thuốc.

Túc hương

HÌNH ẢNH CÂY TÚC HƯƠNG.

Đây là một loại cây nhỏ, có chiều cao khoảng chừng 15 – 20cm. Quanh búp non của cây có lông mịn màu vàng nhạt. Lá có cuống dài, mọc so le với nhau, chiều dài khoảng 6 – 15cm, rộng khoảng 22.5cm. Phiến lá có dạng hình bầu dục, nhọn dài ở đầu, tròn ở phía dưới, mặt trên của lá có màu xanh nhạt, mặt dưới có màu vàng nhạt do phủ nhiều lông mịn. Hoa của cây khá nhỏ, có màu trắng và mùi thơm. Hoa ít phân nhánh, thường mọc thành từng chùm, cây có ít hoa. Quả có hình cầu, đường kính vào khoảng 10 – 16mm. Phía dưới quả có mang đài, mặt ngoài quả có lông dạng hình sao.

Hình ảnh cây túc hương

CÔNG DỤNG CỦA CÂY TÚC HƯƠNG?

Trong nhựa của dược liệu này có chứa một số hoạt chất có tác dụng rất tốt đối với cơ thể của con người như Acid Siaresinolic, Vanillin, Cinnamyl Benzoate, Phenylpropyl Cinnamate…. Các chất này ngoài đem lại sức khỏe tốt còn có khả năng chữa bệnh. Sau đây là một số công dụng chính của thảo dược này.

TÁC DỤNG CỦA TÚC HƯƠNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN.

Một số kinh thư về Đông y có miêu tả về tính vị của dược liệu này như sau:

Đường Bản Thảo: Vị cay, đắng, không độc, có tính bình.
Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Vị cay, đắng có tính ấm.
Bản Kinh Phùng Nguyên: Vị cay, đắng, hơi ngọt, không độc, tính bình.
Trung Dược Đại Từ Điển: Vị cay đăng, tính ấm.
Công dụng của cây an tức hương được đề cập đến trong 1 số kinh như như:

Trung Dược Học: có tác dụng vào kinh Tỳ, Can, Tâm.
Bản Thảo Tiện Độc: có tác dụng vào kinh Tỳ và Tâm.
Ngọc Quết Dược Giải: có tác dụng vào thủ thái âm phế, túc quyết âm chi can
Bản thảo kinh sơ: có tác dụng vào thủ thiếu âm tâm kinh.

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY TÚC HƯƠNG.

Dược liệu này có tác dụng khai khiếu, trừ tà, hành khí huyết, an thần, làm ấm thận… Chính vì thế mà loại thảo dược này có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh phổ biến của dược liệu này.

Điều trị trúng phong, phong thấp, hạc tất phong.
Điều trị hoặc loạn, huyết tà.
Trị ngực và bụng bị ác khí.
Tác dụng tốt đối với tim mạch.

CÁCH SỬ DỤNG TÚC HƯƠNG CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ.

Do có nhiều công dụng trong chữa bệnh nên loại dược liệu này có rất nhiều cách dùng khác nhau. Sau đây là một số điều bạn cần biết nếu muốn sử dụng dược liệu này.

CÁCH BÀO CHẾ TÚC HƯƠNG LÀM THUỐC.

Tiêu chí lựa chọn dược liệu: Phần được dùng làm thuốc là nhựa của cây. Thường là khối nhựa màu nâu, đỏ nhạt hoặc màu vàng nhạt. Khi bẻ ngang sẽ có màu trắng sữa nhưng xen kẽ có thêm màu nâu. Nhựa của dược liệu này khá cứng, khi nóng sẽ hóa mềm, có mùi thơm đặc trưng. Đây là các tiêu chí giúp bạn lựa chọn dược liệu để bảo chế thuốc.

Cách Làm: Cho nhựa của cây vào ngâm trong rượu sau đó nấu sôi 2 – 3 lần. Khi nhựa chìm thì có thể lấy ra, cho vào nước để ngâm. Đợi đến khi nhựa cứng lại là có thể sử dụng.

CÁCH DÙNG TÚC HƯƠNG ĐIỀU TRỊ TRÚNG PHONG.

Chuẩn bị: 4g an tức hương, quỷ cửu 8g, sinh khương 4g, thạch xương bồ 4g, nhũ hương 4.8g, đơn sa 4.8g, hùng hoàng 4.8g, tê giác 3.2g, ngưu hoàng 2g.

Cách dùng: Đem tất cả dược liệu rửa sạch sau đó tán thành bột ( trừ sinh khương và thạch xương bồ). Sau khi đem dược liệu tán bột thì sắc cùng với 4g sinh khương và 4g thạch xương bồ để lấy nước uống. Dùng thuốc đều đặn cho đến khi thấy hiệu quả.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG TÚC HƯƠNG CHỮA BỆNH.

Tuy có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh nhưng dược liệu này cũng cần có các lưu ý khi dùng.

Bản Thảo Phùng Nguyên: Người bị khí hư, âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Trung Dược Đại Từ Điển: Người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Người bị bệnh không liên quan đến ác khí không nên dùng.

Hoa của cây túc hương

MUA TÚC HƯƠNG Ở ĐÂU? BAO NHIÊU TIỀN 1 KG?

Nếu muốn có được dược liệu đảm bảo chất lượng khi sử dụng bạn cần biết 1 số kinh nghiệm sau đây:

Dược liệu tốt sẽ có mùi thơm vani và màu vàng nhạt.
Dược liệu được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Dược liệu có tem chống hàng giả và kiểm định rõ ràng.
Dược liệu phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng
Trên thị trường hiện nay, 1kg túc hương có giá khoảng 350.000 VND.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Giá: 350,000đ/1kg

Gửi câu hỏi cần giải đáp: