Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Các nghiên cứu khoa học về Tác dụng của Tắc kè

Cao chè vằng nguyên chất

Nghiên cứu tác dụng của tắc kè

Nghiên cứu thành phần hóa học của tắc kè

Năm 1958, Giáo sư Đỗ Tất Lợi cùng các cộng sự của ông đã tiến hành nghiên cứu về Thành phần hóa Học của vị thuốc Cáp giải ( tắc kè ) và thấy trong đuôi tắc kè có rất nhiều chất béo (23- 25%). Trong toàn thân tỷ lệ chất béo chỉ có 13- 15%. Chất béo có 3,88% chất không xà phòng hóa.

Trong chất béo của Tắc kè có một loại tinh thể đặc biệt. Tuy nhiên, hoạt chất chưa rõ (Đỗ Tất Lợi, 1958).

Năm 1962 (Farmacia 5-1963, Rumania), G. Hermann, 1. Ciulei, M. Marin, Đỗ Tất Lợi, Elena Hadarag, Emilia Dumitriu và p. Balaci đã nghiên cứu thấy trong toàn thân tắc kè có các axit amin theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: axit glutamic, alanin, glyxin, axit axpartic, acginin, lysin, serin, leuxin, isoleuxin, phenylalanin, valin, prolin, histidìn, treonin và xystein.

Con tắc kè

Tắc kè

tác dụng của tắc kè

Bắt tắc kè

Rượu tắc kè

Rượu tắc kè

Tác dụng của tắc kè

Theo tài liệu cổ tác dụng của tắc kè là bồi bổ cơ thể, giảm mệt nhọc, vì vậy muốn thử xem có phải đúng tắc kè hay không, người ta thử như sau: Nướng tắc kè cho vàng, giã nhỏ, ngậm một ít, chạy một quãng đường, không thấy thở mới là thực- Theo Lý Tuân, do Lý Thời Trân thuật lại trong Bản thảo cương mục.

Ngoài ra trong các tài liệu cổ còn ghi tắc kè có tác dụng điều trị hen, lao phổi và cường dương.

Năm 1962 các tác giả trên (xem phần nghiên cứu hóa học) đã thí nghiệm dược lý và đã đi tới một số kết luận về tác dụng của tắc kè :

  1. Thuốc chế từ tắc kè rất an toàn khi sử dụng, không hề gây tác dụng phụ.
  2. Thuốc chế từ tắc kè có tính chất kích thích, làm tăng kích thước và sự cương cứng của dương vật.
  3. Thuốc tắc kè làm tăng tần xuất hoạt động của động vật được thí nghiệm.
  4. Thuốc tắc kè giúp tăng lượng hồng huyết cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ thống bạch cầu.
  5. Trên tim ếch tại chỗ, tắc kè có tác dụng làm tim đập chậm lại. Với tài liệu dùng trong thí nghiệm, thuốc tắc kè đã gây hiện tượng chỉ cần sức âm (inotropisme negatif) chính điệu âm (chronotropisme negatif) và cơ dẫn âm (dromotropisme negatif).
  6. Tiêm thuốc chiết suất từ tắc kè với liều 3-5ml, cho kết quả giảm viêm đường tiết niệu.

Cách ngâm rượu tắc kè:

Có nhiều cách ngâm rượu tắc kè. Thuocnamhay.vn xin giới thiệu một số cách ngâm như sau:

Ngâm tắc kè với Bìm bịp

Hiện nay bìm bịp còn thu hẹp phạm vi sử dụng trong kinh nghiệm nhân dân. Người ta cho rằng bìm bịp có tác dụng điều trị đau lưng, suy nhược của tuổi già. Thường dùng dưới hình thức ngâm hai con trong một lít rượu, ngâm riêng hay phối hợp bìm bịp với tắc kè ( 01 Bìm bịp ngâm chung với 01 cặp tắc kè ). Ngâm trong ba tháng, lấy ra uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 25 – 30ml.

Ngâm rượu tắc kè với các ngựa

Cách ngâm: Tắc kè 01 cặp ( 01 đực, 01 cái ) ngâm với 02 cặp cá ngựa. Cách ngâm trên sẽ giúp người dùng đặc biệt là nam giới kéo dài được thời gian quan hệ và đặc biệt điều trị được chứng xuất tinh sớm ( Một bệnh mà rất nhiều nam giới mắc phải hiện nay ). Một người bị coi là mắc bệnh xuất tinh sớm khi thời gian quan hệ dưới 5 phút.

Ngâm tắc kè với các vị thuốc nam

01 cặp Tắc kè thường được ngâm chung với các cây thuốc sau: Đẳng sâm 80g, huyết giác, trần bì, tiểu hồi ( mỗi vị 10g) ngâm trung với 2 lít rượu trắng. Cách ngâm này tạo nên loại rượu thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe, bổ thận tráng dương và điều trị chứng thiếu máu, da xanh xao.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: