Mô tả
Bí đao là loại cây thân leo, leo bò rất tốt. Thân tròn hoặc không rõ cạnh, thân có màu xanh, trên thân phủ lớp lông cứng và dày, càng về phía ngọn lông càng dài. Thân cây bí xanh có thể dài từ 5 – 6m tuỳ theo giống và điều kiện trồng trọt, cây có khả năng phân nhánh tương đối mạnh và cho quả đều. Dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10–20 cm. Hoa bí đao sắc vàng, mọc đơn. Phân bố Bí Đao được trồng phố biến nhiều nước vùng Đông Nam Á Thành phần hóa học Bí đao tươi có tỷ lệ % các chất như sau: nước 67,9, protid 0,1, lipid 0,1, cellulos 0,7, dẫn xuất không protein 30,5, khoáng toàn phần 0,1. Trong các loại kháng có calcium 26mg, phosphor 23mg, sắt 0,3mg. Còn có các vitamin caroten 0,01mg, vitamin B1 0,01mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,03mg và vitamin C 16mg. Nhiệt lượng do 100g bí cung cấp cho cơ thể là 12calo. Hạt chứa ureaza. Mô tả dược liệu Vỏ bí xanh là vị thuốc đông qua bì Hạt bí xanh là vị thuốc đông qua tử Vị thuốc đông qua bì (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính vị Bí đao có vị ngọt, tính hàn, không độc. Quy kinh Quy kinh tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng. Tác dụng Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, tiêu viêm, chỉ thống, chống ho, tiêu khát.
Hạt bí đao có vị ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, vị, tiểu tràng, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, trừ mủ, giải độc, trừ giun. Ứng dụng lâm sàng của Bí đao Trị viêm thận cấp tính, phù thũng: Đông qua bì, bạch mao căn, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nhiều ngày. Trị ho do nhiệt: Đông qua bì sắc nước, thêm mật ong, uống nhiều lần trong ngày. Trị đau lưng do chấn thương: Đông qua bì sao vàng, tán bột, uống, mỗi lần 3g, ngày 2-3 lần. Trị viêm bàng quang, tiểu đục, tiểu buốt, rắt: Đông qua bì 12g, sắc uống nhiều lần trong ngày.
Uống nhiều ngày. Trị tiểu đục ở nam giới, bạch đới ở nữ giới: Đông qua tử sao vàng, tán bột mịn, mỗi lần 9g, uống với nước cháo. Uống nhiều ngày. Trị ung nhọt ở phổi hoặc ở đại tràng: Đông qua tử sao vàng, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (để sống), diếp cá, mỗi vị 40g; rễ lau 20g, đào nhân, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều ngày. Tham khảo Bầu và Bí cùng họ nên: Có hai loại bí đao: a-Bí đao phấn do vỏ quá có phấn sáp trắng, quả to nhưng nhiều ruột. b-Bí đao đá: vỏ quả dày cứng và nhẵn thín. Quả nhỏ dài nhưng ít ruột. Cây Bí được trồng quanh nhà nên: Mồng tơi, mướp đắng, ớt, cà, Bí đao, đậu ván vốn nhà trồng nên. Đọt bí ăn được nhưng cứng và không ngon như đọt bầu. Hoa bí. Chỉ hái ăn hoa bầu đực, hoa cái để ra quả. Nó có vị nhạt, hơi chua, hơi chát. Hoa bí thanh nhiệt, có tinh thu sáp nhẹ. b.1- Món tôm cuốn Dùng tôm tươi còn đang nhẩy, bóc vỏ bỏ đầu, vắt dịch quả chanh sẽ thấy đổi màu, nghĩ rằng tôm đổi màu đã chín là không đúng. Cuốn với hoa bí, rau thơm trong miếng bánh tráng. Chấm mắm nên là “hết sẩy”. Giải phương như sau: ·Tôm tanh. ·Hoa bí hơi chát, khử mùi tanh. ·Rau thơm cũng khử mùi, tiêu thực. ·Mắm nêm có dưá thái chỉ. Dưá giúp tiêu hoá protein. ·Hoa bí và rau thơm đều có tính kháng khuẩn, ngưà đau bụng nhiễm khuẩn do tôm còn sống. b.2- Hoa bí luộc Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh. Hoa bí luộc chấm mè đen (vừng) trị âm hư, khô cổ, khan tiếng, táo bón. Hoa bí có beta-caroten, dẫn chất acid gallic, vitamin C và kali. Luộc chín sẽ mất vitamin C. Betqa-caroten và dẫn chất acid gallic có tính chống oxy hoá, chống lão hoá. Quả bí non. Quả bí non nhỏ bằng ngón tay ăn như rau sống vì giòn, đặc không ruột.ăn nhiều bị tiêu chảy vì tính nhuận trường mạnh hơn quả bí chín. Quả bí chín. 100g bí đao sinh 19 calori, gồm 0,76g protein, 0,lg chất béo, 4,7g glucid, 32mg photpho,150mg kali, 10mg calci, 10mg manhê, 0,4mg sắt, 1,5mg vitamin C. Bí đáo có khả năng dinh dưỡng thấp. Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí. – Bí thanh nhiệt, nhuận tràng, cơ thể không bồn chồn bứt rứt. d.1- Bí luộc chấm mè đen là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch. Cao huyết áp, tiểu đường đều có nguyên nhân xâu xa là âm suy, hãy ăn món này để bổ âm.
Bí đao chấm muối mè nhuận trường với cơ chế sau đây: ·Âm suy nên âm dịch không đủ, cơ thể giữ nước nên phân khô cứng. Mè đen bổ âm. ·Chất dầu cuả mè đen làm phân trơn. ·Chất sợi trong bí đao tăng thể tích phân, phân không đóng tảng. Nó lại kích thích nhu động ruột. d.2- Bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp, nên dùng cho ngườimuốn giảm thân trọng như mấp phì, bệnh tim mạch, tiểu đường. d.2- Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt: Nồi cơm kẽo với nồi canh, Quả bí trên cành kẽo với tôm he. d.3- Bí xào trứng là món ăn bổ dưỡng nên dùng cho người bệnh đái đường. d.4- Canh cá chép nấu với bí đao và hành củ để trị phù thũng Chú ý ; Dây bí đao gĩa vắt nước gây nôn, trị ngộ độc nấm hoang. Tóm lược: Bí đao thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch.
Tham khảo thêm: thuocnam.mws.vn
Gửi câu hỏi cần giải đáp: