1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ có thể mắc phải ở cả người trẻ lẫn người già, ở cả nam và nữ
Trĩ bình thường là các đệm mạch máu nằm trong ống hậu môn, ở dưới niêm mạc . Tấm đệm mạch máu này là một cấu trúc bình thường của bề mặt ống hậu môn, cấu tạo bởi các xoang tĩnh mạch, động mạch, các thông nối động-tĩnh mạch, tế bào sợi, sợi collagen, sợi thần kinh…Tấm đệm có vai trò trong việc ngăn ngừa sự són phân (khi ho, rặn, tấm đệm phồng lên, đóng kín ống hậu môn) và sự hình thành cảm giác chủ thể (cảm giác cứng mềm, chất dịch hay hơi…). Khi các đệm này sưng phù và viêm thì chúng trở thành trĩ bệnh lý. Trĩ được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại:
- Các búi trĩ nội nằm dưới niêm mạc, trong ống hậu môn phía trên đường lược, còn gọi là đường hậu môn – trực tràng.
- Các bũi trĩ ngoại nằm dưới da chung quanh lỗ hậu môn. Khi các dây chằng vùng hậu môn thoái hóa và nhão ra, các búi trĩ nội và trĩ ngoại lại hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp này to dần lên và liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng.
Trĩ nội được chia làm 4 độ:
Độ I: Trĩ to ra và xung huyết, có thể chảy máu khi đại tiện nhưng không sa ra ngoài hậu môn.
Độ II: Trĩ sa xuống thập thò ở hậu môn khi rặn nhưng tự thụt vào được.
Độ III: Trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện, khi ngồi xổm, khi làm việc nặng. Phải nghỉ hồi lâu búi trĩ mới tụt vào được hoặc phải dùng tay để đẩy búi trĩ trở vào hậu môn.
Độ IV: Trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài hậu môn, không thể đẩy lại hoàn toàn vào ống hậu môn hoặc có nhét vào được thì cũng tụt ra ngay, có khi bị kẹt kèm theo đau.
1.1 Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Người ta chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh trĩ, tuy nhiên có thể xác định một số yếu tố thuận lợi làm bệnh phát sinh
- Tư thế đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại.
- Di truyền.
- Táo bón kinh niên.
- Rối loạn chức năng của ruột, thí dụ hội chứng kích thích ruột.
- Thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
- Thai nghén và sinh nở.
- Tuổi lớn làm dãn các dây chằng vùng hậu môn.
- Trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và trong u bướu hậu môn-trực tràng hay trong các u bướu của chậu hông, đường về của máu tĩnh mạch bị cản trở làm căng phồng các đám rối trĩ. Các trường hợp này được gọi là trĩ triệu chứng.
- Gần đây người ta nói nhiều đến hai lý thuyết nhấn mạnh vai trò của tăng sinh mạch máu và sự sa trượt của lớp niêm mạc ống hậu môn, chi phối các nguyên tắc của một vài phương pháp phẫu thuật điều trị.
1.2 Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ
Các yếu tố nguy cơ được xác định gây ra bệnh trĩ gồm:
- Chế độ ăn ít chất xơ.
- Đường tiêu hóa kém, hay bị táo bón hay tiêu chảy, bên cạnh đó việc rặn mỗi khi đi vệ sinh cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mực, gây căng giãn, ứ máu và hình thành búi trĩ.
- Thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên lao động nặng như vận động viên cử tạ, người khuân vác, quần vợt… hay đứng lâu, ngồi nhiều ít vận động như thợ may, thư ký, nhân viên bán hàng… đều làm tăng áp lực ổ bụng, cản trở sự hồi lưu máu về tim và làm giãn tĩnh mạch hậu môn.
- U tiểu khung gồm u tử cung, u đại trực tràng, thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu đến tim và gây giãn tĩnh mạch hậu môn.
2. Triệu chứng của bệnh trĩ
2.1 Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường thể hiện các triệu chứng
Chảy máu trong quá trình đi vệ sinh
Đây là triệu chứng điển hình của trĩ, ban đầu bạn có thể thấy 1 lượng máu đỏ tươi nhỏ trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Dần dần khi bệnh phát triển nặng thêm thì máu chảy thành giọt hay tia, đến khi ngồi xổm cũng có thể bị chảy máu.
Đau, khó chịu ở hậu môn
Tùy theo tình trạng bệnh mà trĩ có thể chưa gây đau, đau ít đến rất đau lúc đi vệ sinh hay ngay cả bình thường, khi có đau nhiều cần phải tìm hiểu kỹ để phát hiện các bệnh lý đi kèm: Nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn. Đau nhiều thường gặp trong trường hợp trĩ ngoại tắc mạch, nứt hậu môn
Ngoài ra còn có các biểu hiện:
- Khối sa lồi sau đại tiện
- Cảm thấy ngứa và kích thích ở vùng hậu môn do búi trĩ sa lồi lở loét gây kích ứng niêm mạc.
2.2 Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ không gây quá nhiều biến chứng nguy hiểm và phổ biến, nhưng nếu chủ quan thì vẫn có thể xảy ra
Thiếu máu
Trĩ có thể gây mất máu mạn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, da vàng …
Sa nghẹt búi trĩ
Búi trĩ bị sa nghẹt không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng tắc mạch và hoại tử
Gửi câu hỏi cần giải đáp: