Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày bao gồm pepsin, acid HCL và cả thức ăn trào ngược lên vùng thực quản. Hiện tượng này được gọi là bệnh lý khi các triệu chứng khó nuốt, đắng miệng, tức ngực, ợ chua, ợ hơi, nóng rát… diễn ra thường xuyên với tần suất tăng dần.
Đây không phải căn bệnh khó chữa, tuy nhiên nếu chủ quan thì hệ lụy sẽ vô cùng nghiêm trọng. Trong trường hợp điều trị muộn hoặc sai cách, niêm mạc thực quản bị biến đổi sẽ gây chảy máu thực quản, hẹp thực quản, viêm loét dạ dày,… thậm chí ung thư thực quản.
Trào ngược dạ dày là bệnh thường gặp
Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Để làm giảm triệu chứng cũng như ngăn chặn nguy cơ biến chứng thì người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống ngay lập tức. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà bạn nên bổ sung:
● Rau xanh: Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh vì chúng chứa rất nhiều vitamin và chất xơ rất tốt cho dạ dày, đồng thời hỗ trợ giảm axit cực tốt. Khẩu phần rau xanh nên chiếm khoảng 50% bữa ăn hàng ngày. Một số loại rau xanh mà bạn có thể tham khảo bao gồm dưa chuột, súp lơ, bắp cải, rau bí…
● Các loại đậu đỗ: Ngoài rau xanh thì đậu đỗ là một trong những lựa chọn tốt nhất mà người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn. Một số loại phổ biến như đậu đen, đậu xanh, đậu tương… chứa rất nhiều amino acid và chất xơ, giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày. Trước khi chế biến, bạn nên ngâm hạt đậu qua đêm để làm mềm nguyên liệu.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
● Gừng – nghệ: Với đặc tính kháng viêm hiệu quả, gừng và nghệ là 2 loại gia vị tuyệt vời giúp dứt điểm chứng ợ nóng, ợ hơi ở bệnh nhân. Bạn có thể sử dụng gừng trong việc chế biến các món hàng ngày hoặc pha trà bằng 1-2 lát gừng mỏng. Còn với nghệ vàng, bạn nên sử dụng nghệ ở dạng tinh bột để gia tăng công dụng chữa bệnh.
● Thịt nạc: Lựa chọn các loại thịt nạc màu nhạt, ít béo như thịt vịt, thịt gà, thịt lợn… là cách bổ sung nguồn đạm cần thiết và an toàn cho cơ thể. Lưu ý lựa chọn phần thịt nạc, loại bỏ mỡ và da để tránh tăng áp lực cho dạ dày.
● Trái cây: Trái cây tươi cung cấp nguồn chất xơ, vitamin C và đường lành mạnh, từ đó giúp trung hòa acid dư thừa trong dạ dày, cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua của người bệnh. Hầu hết các loại hoa quả tươi đều tốt cho dạ dày, ngoại trừ đu đủ xanh, chanh, quất…
● Chất béo lành mạnh: Nguồn chất béo lành mạnh có nhiều trong các loại hạt như hạt lanh, quả óc chó, bơ… Để giảm lượng chất béo chuyển hóa và bão hòa, bệnh nhân có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật trong việc chế biến các món ăn hàng ngày.
● Một số thực phẩm khác: Lòng trắng trứng, bột yến mạch, bánh mì, sữa… là những thực phẩm rất tốt mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm, đồ uống có tính kích thích… được chứng minh là tác nhân làm tăng nặng triệu chứng của tình trạng trào ngược ở dạ dày mà người bệnh không nên ăn, cần phải tránh xa:
Bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng chất béo
● Thực phẩm chứa nhiều axit: Ngoài chanh, quất, đu đủ xanh… thì người bệnh cũng cần hạn chế một số thực phẩm như cam, đào, lựu, nho, việt quất… Hàm lượng axit cao trong nhóm hoa quả này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa và trào ngược axit dạ dày.
● Muối và đường: Muối và đường làm tăng sự sản xuất dịch dạ dày, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà khi bị trào ngược dạ dàykhông nên ăn. Bởi vậy khi nấu ăn, bạn nên tiết chế khi sử dụng 2 loại gia vị này. Bên cạnh đó, hãy hạn chế tiêu thụ các thực phẩm quá ngọt như trà sữa, bánh kẹo, đặc biệt là socola.
● Chất béo: Cũng giống như bất cứ căn bệnh nào, đồ ăn nhiều dầu mỡ luôn là nhóm thực phẩm không tốt cho Sức Khỏe. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây khó tiêu, co thắt thực quản dưới. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng do thức ăn dồn ứ lại, từ đó làm tăng cảm giác buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng.
Kiêng bia rượu nước ngọt đối với bệnh trào ngược dạ dày
● Rượu bia, nước ngọt: Đồ uống chứa cồn và ga như vậy không chỉ làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn gây tăng tiết acid HCL, pepsin, khiến cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: