Bệnh tiểu đường nên ăn quả gì?
Hoa quả cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi và chuyển hóa trong cơ thể. Vậy, bệnh tiểu đường nên ăn quả gì tốt nhất? Dưới đây là 3 nhóm trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nên được bổ sung hằng ngày:
Nhóm 1: Quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen, cherry, anh đào,… có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Chúng cung cấp một lượng lớn chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C và các chất chống oxy hóa để tăng cường khả năng kiểm soát đường huyết. Những chất này có tác dụng kích thích insulin hoạt động mạnh hơn và giảm áp lực đến những cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân tiểu đường đang bị béo phì hoặc suy thận.
Nhóm 2: Trái cây có múi
Nếu hỏi rằng bệnh tiểu đường nên ăn quả gì tốt nhất thì câu trả lời chính là nhóm quả có múi này. Nó bao gồm bưởi, cam và quýt. Nhóm này mang đến một lượng lớn vitamin C và những chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chứng minh được rằng, trong bưởi có một vài thành phần tương tự như chất insulin, có khả năng chuyển hóa đường glucose thành năng lượng đi nuôi tế bào. Điều này giúp cho lượng đường huyết trong máu luôn được ổn định.
Nhóm 3: Quả giàu chất béo
Chất béo thực vật từ bơ và oliu có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong trái bơ còn có lượng lớn chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B và các khoáng chất tốt như kali và magie. Những chất dinh dưỡng này không chỉ hỗ trợ giảm đường huyết mà còn phòng ngừa được nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là phòng ngừa huyết áp và tim mạch.
Ngoài những nhóm hoa quả kể trên, bệnh tiểu đường nên ăn quả gì? Nếu đã chán với những loại quả trên, bạn có thể ăn thêm ổi, táo, lê, đào, dưa hấu, dứa, lựu, đu đủ… để bổ sung vitamin A, C giúp cải thiện độ nhạy insulin và kháng insulin. Tuy nhiên, trong những loại quả này vẫn có một lượng đường nhất định nên bạn không nên ăn quá nhiều.
Bệnh tiểu đường nên kiêng quả gì?
Bên cạnh những loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường thì cũng có rất nhiều loại là “khắc tinh” của bệnh. Nó không chỉ không có lợi, ngược lại còn có thể khiến đường huyết tăng cao và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Dưới đây là những loại quả bệnh tiểu đường không nên ăn:
– Sầu riêng, mít có nhiều đường: Các nghiên cứu cho rằng, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường trong 1 lon cocacola hoặc 1 bát cơm trắng. Chính vì thế, bạn nên hạn chế đối đa ăn hai loại quả này nếu như không muốn đường huyết tăng nhanh chóng.
– Xoài chín: Trên thực tế, vỏ xoài có một hợp chất rất quan trọng, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng nó chỉ tốt khi xoài còn xanh. Khi chín, lượng đường trong quả xoài là rất lớn, có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
– Chuối chín: Khi chuối chín già, lượng đường sẽ rất lớn. Nếu như người tiểu đường muốn ăn chuối thì chỉ nên ăn ½ quả chưa chín mềm. Tốt nhất là nên hạn chế loại thực phẩm này!
– Vải, nhãn: Vải và nhãn dù bổ dưỡng nhưng lại chứa lượng đường cao và ít chất xơ. Vậy nên không tốt cho bệnh tiểu đường.
Cách ăn hoa quả đúng cho người tiểu đường?
Với những thông tin trên đây, bạn đã biết bệnh tiểu đường nên ăn quả gì tốt nhất? Nhưng như thế thôi chưa đủ để bạn có được sức khỏe tốt nhất. Bạn cần biết thêm về cách ăn hoa quả đúng qua những lưu ý sau đây:
– Không ăn hoa quả sấy khô, đóng hộp vì hàm lượng đường trong đồ sấy khô rất cao.
– Không ăn quá nhiều hoa quả trong ngày, chỉ nên ăn 3 lần ở các bữa phụ, mỗi lần không quá 150g.
– Nên ăn trái cây xa bữa chính, không được ăn trái cây thay thế bữa ăn chính.
– Nên ăn trái cây cả quả, hạn chế sử dụng nước ép. Vì khi ép trái cây, lượng đường sẽ đi hết vào nước nhưng lượng chất xơ thì ở lại phần vỏ.
– Không nên ăn một loại hoa quả nhất định mà nên đa dạng hoa quả.
– Nên lắng nghe phản ứng của cơ thể. Ví dụ, một người đã bị tiểu đường 15 – 20 năm thì không nên ăn chuối. Sau khi ăn, lượng đường sẽ tăng lên rất cao. Tuy nhiên, với một người mới bị tiểu đường khoảng 1 năm thì họ vẫn có thể ăn 1 hoặc ½ trái chuối mà lượng đường tăng không đáng kể. Tùy vào mỗi giai đoạn bệnh khác nhau và tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người mà những phản ứng của cơ thể cũng sẽ khác. Do đó, bạn nên lắng nghe cơ thể mình để biết mình có thể ăn gì và không nên ăn gì.
Lời khuyên khi điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn quả gì tốt nhất? Đây không phải câu hỏi duy nhất của người mắc bệnh tiểu đường. Hơn hết, họ muốn biết, làm thế nào để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất? Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
– Bên cạnh việc ăn trái cây, hãy ăn nhiều rau xanh và các món hấp, luộc. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhiều chất béo.
– Tăng cường bổ sung nước lọc hàng ngày và giảm tối đa nước ngọt, nước uống có ga, có cồn và các loại bánh kẹo ngọt.
– Thay thế tinh bột từ cơm trắng thành các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt đậu, yến mạch, khoai mì lứt, gạo lứt,…
– Tập thể dục thường xuyên và đều đặn.
– Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà để theo dõi và đến bệnh viện khám định kỳ
– Sử dụng Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho người bị tiểu đường. Dinh dưỡng F1 được làm từ phần màng cám của hạt gạo. Sản phẩm là nơi tập trung những dưỡng chất tinh túy nhất trong hạt gạo như: chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein, magie, kali, mangan, chất béo, chất chống oxy hóa,… Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh mãn tính.
Chỉ cần pha bột dinh dưỡng F1 với nước ấm 60 độ và dùng 2 ly mỗi ngày để có thể kiểm soát đường huyết.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: