Người tiểu đường nên và không nên ăn gì thay cơm?
Người tiểu đường không nên ăn quá nhiều cơm trắng. Bởi trong cơm trắng chứa nhiều tinh bột, rất dễ làm tăng đường huyết và rất khó để khống chế bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cơ thể không thể sống mà thiếu tinh bột được. Vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?
1. Gạo lứt
Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có thể thay thế cho cơm trắng hằng ngày. Về bản chất, gạo lứt khác gạo trắng ở chỗ nó có một lớp màng cám mỏng bên ngoài, còn gạo trắng thì thì mất đi lớp màng cám đó. Mặc dù chỉ là một lớp màng cám nhỏ nhưng nó đã giúp công hiệu của gạo lứt tăng lên gấp trăm lần.
Cụ thể, ở lớp màng cám gạo lứt có rất nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, magie, kẽm, mangan, IP6,… rất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng chất xơ có thể ổn định đường huyết, giảm tỷ lệ đường trong máu. Đồng thời, magie có thể kích thích sản sinh insulin, làm tăng quá trình chuyển hóa đường.
Hiện nay, gạo lứt được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là ở người mắc bệnh tiểu đường và bệnh mãn tính. Gạo lứt có rất nhiều cách để sử dụng: nấu cơm gạo lứt, uống tinh bột gạo lứt, trà gạo lứt, nước gạo lứt rang,…
2. Yến mạch
Nếu muốn hỏi bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm thì yến mạch cũng là một trong những sự lựa chọn không tồi. Tương tự như gạo lứt, yến mạch nguyên chất cũng có lớp màng nguyên chất, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Yến mạch có ưu điểm hơn gạo lứt ở chỗ nó dễ sử dụng, có thể tan mềm trong nước. Yến mạch có thể sử dụng để nấu cháo, ăn với hoa quả hoặc sữa chua,… tạo thành các món ăn rất hấp dẫn.
3. Hạt lanh, hạt chia
Trong hạt lanh, hạt chia có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ hòa tan, sắt, photpho, omega – 3,… cực kỳ tốt. Nó không những có thể ngăn quá trình làm tăng đường huyết. Đồng thời, nó còn hạn chế được những biến chứng của bệnh tiểu đường như cao huyết áp, tim mạch, xương khớp,…
4. Khoai lang
Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm? Khoai lang chính là sự lựa chọn tốt hơn cả!
Khoai lang cũng là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng nó là tinh bột kháng đường. Có nghĩa là ăn loại này sẽ khiến cho đường huyết không bị tăng cao. Ngược lại, trong khoai lang còn có chất làm tăng khả năng sản sinh insulin để chuyển hóa đường nhanh hơn. Loại củ này cũng có chứa rất ít calo, nên bạn có thể ăn nhiều mà không lo ảnh hưởng đến bệnh tật.
5. Đậu đỗ
Đậu đỗ được sử dụng khi chúng còn nguyên lớp vỏ bọc bên ngoài. Đối với các thực phẩm có chứa tinh bột thì lớp màng này chính là thứ “vũ khí” tuyệt vời giúp chống lại bệnh mãn tính. Đặc biệt là làm tăng quá trình chuyển hóa đường trong máu, góp phần ổn định đường huyết. Các món ăn từ đậu không chỉ tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà nó còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe. Đặc biệt là thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất.
Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân tiểu đường
Bên cạnh việc chú ý đến việc bệnh tiểu đường có thể ăn gì thay cơm thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến những nguyên tắc ăn uống như sau:
– Thứ nhất, ăn uống thành nhiều bữa nhỏ: bữa sáng – bữa phụ – bữa trưa – bữa chiều – bữa tối. Mỗi lần ăn vừa phải, không ăn quá nhiều cũng không để quá đói. Tuyệt đối không nên bỏ bữa.
– Thứ hai, trong các bữa ăn: hạn chế tinh bột và đường từ gạo trắng, mì, miến, bánh, kẹo, nước ép hoa quả, thịt mỡ, sữa có đường, phô mai, rượu bia, chất kích thích,… Nên ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, các loại hoa quả, thịt nạc, đậu phụ, cá, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, đậu đỗ,…).
– Thứ ba, uống nhiều nước trong ngày.
– Thứ tư, duy trì chế độ ăn uống – tập luyện đều đặn hằng ngày ngay cả khi đường huyết đã ổn định để tránh tình trạng đường huyết tăng nhanh trở lại.
Dinh dưỡng F1 từ màng cám gạo lứt – hỗ trợ ổn định đường huyết nhanh chóng
Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt là một trong những loại thực phẩm chức năng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Tinh chất gạo lứt chính là phần màng của hạt gạo, nơi chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất quan trọng như: chất xơ, vitamin, khoáng chất, magie, canxi, chất béo tốt, protein,… Sử dụng sản phẩm này không chỉ đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh mà còn hỗ trợ tốt việc giảm đường huyết, sản sinh đủ insulin cho quá trình chuyển hóa.
Sử dụng dinh dưỡng F1 hằng ngày chính là cách chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc an toàn mà hiệu quả
Công dụng chính của Dinh dưỡng F1
– Hỗ trợ giảm đường huyết hiệu quả
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất có lợi cho cơ thể
– Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
– Phòng bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư
– Điều trị rối loạn tiêu hóa, ổn định đường ruột, tăng khả năng hấp thu của cơ thể
Gửi câu hỏi cần giải đáp: