Mùa hạ là mùa của các loại trái cây, hoa quả. Đặc biệt mùa hè là mùa cải trái dâu tằm, một trong những loại trái cây dược liệu rất phổ biến ở nước ta. Thời gian qua chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cây dâu tằm trái chín đỏ rực cây nhưng hầu như chẳng có ai ngó lơ, để quả chín rụng rất lãng phí.
Dâu tằm không chỉ ngon, mà còn có giá trị y học. Theo kinh nghiệm dân gian quả dâu được gọi là vị thuốc tam thầm, chứa rất nhiều vitamin và các dưỡng chất cơ lợi cho sức khỏe. Theo Đỗ tất Lợi quả dâu tằm có vị ngọt chua tính ôn, vào hai kinh can và thận, giúp bổ thận, tốt cho gan và tốt cho làn da và dùng được cho cả nam giới và nữ giới. Do đó, nếu không ăn trái cây theo mùa, đặc biệt là trái dâu tằm vào mùa hạ đó là một mất mát lớn.
Mùa hạ, bạn dễ dàng hái ngoài tự nhiên, ngoài vườn, bờ dậu hoặc mua được ở các anh các chị bán hàng dong ngoài vỉa hè và lòng lề đường. Trái dâu tằm mùa này nhiều nên giá bán cũng rất rẻ, chỉ với một vài trục ngàn/1kg. Đặc biệt loại quả này có nguồn gốc tự nhiên nên hầu như không có phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu bởi chúng phát triển rất mạnh và chẳng hề có sâu bệnh.
Cách chế biến trái dâu làm thuốc
Có nhiều cách chế biến trái dâu làm thuốc, trong đó có hai cách phổ biến nhất đó là làm siro dâu tằm và dùng trái dâu tằm ngâm rượu. Cách làm đơn giản như sau:
Cách ngâm rượu trái dâu tằm
- Trái dâu tươi hái về, các bạn tiến hành rửa qua nước sạch một lần
- Lấy nước ấm pha với chút muối, ngâm trái dâu tươi trong thời gian 5 phút
- Vớt ra, để dáo nước (Dùng quạt, thổi khô hết nước)
- Bỏ dâu vào bình và đổ ngâm rượu (Theo tỷ lệ 1kg dâu tươi ngâm 3 lít rượu 40 độ)
- Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được
Rượu dâu có vị hơi ngọt, mùi thơm uống thích lắm ak. Theo kinh nghiệm dân gian thì anh chị em uống rượu dâu hàng ngày sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Nam giới uống rượu dâu sẽ giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận, íc tinh, tăng cường sinh lý, giúp sáng mắt, giảm ù tai
- Nữ giới giúp tăng nội tiết tố nũ, giúp đẹp da, sáng da, hết mụn, xanh tóc đỏ da
Cách làm siro trái dâu tươi
Cách làm đơn giản: Trái dâu rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó bỏ vào máu say sinh tố sauy nhuyễn. Thêm chút đường hoặc mật ong và đá lạnh say để sử dụng. Siro dâu tươi dùng vào mùa hè với đá lạnh sẽ là thức uống tuyệt vời cho các anh chị em, vừa giúp giải khát lại đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi dùng trái dâu tằm vào mùa hạ
Chúng tôi cũng phải nhắc bạn rằng: không nên ăn quá nhiều trái dâu tươi, nhất là trẻ em không nên ăn nhiều quả dâu. Bởi theo kinh nghiệm dân gian “Trẻ em ăn nhiều trái dâu tươi có thể bị lạnh bụng.” Vì bản chất của trái dâu có tính ôn, trẻ nhỏ ăn quá nhiều có thể khiến trẻ khó chịu, lạnh bụng.
Người bị đại tiện tiết tả (Hay còn gọi là viêm đại tràng) bụng yếu không dùng được trái dâu và rượu dâu.
Ngoài quả dâu thì tất cả các bộ phân của cây dâu từ: Lá dâu, rễ dâu, thân cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, cây tầm gửi sống trên cây dâu đều là những vị thuốc rất quý. Nếu bạn muốn tìm hiểu công dụng chi tiết của từng thành phần trong cây dâu, mời bạn tham khảo tại bài viết: Cây dâu tằm và hiệu quả điều trị của từng bộ phân trong cây dâu
Gửi câu hỏi cần giải đáp: