Từ xưa tưới nay dân ta thích dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp ưu tiên là dùng thuốc tây chi phí thấp, không tác dụng phụ,… Tuy nhiên, bạn cần biết những vị thuốc nam an toàn và hữu hiệu cho người bệnh xương khớp.
Dây đau xương
Dây đau xương là loại cây không thể quên nhắc đến khi nói về thuốc trị bệnh xương khớp. Dây đau xương còn có tên khác là Khoan cân đằng, Tục cốt đằng, là một loại cây dây leo thường được dùng thân và lá cây để chữa bệnh. Thân cây khi đã già thì có giá trị chữa bệnh tốt hơn.
Đau xương có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp … Dùng để trị các bệnh đau nhức xương khớp, phong thấp, tê thấp, tê bại. Liều dùng: 8-12 gram/ ngày.
Huyết đằng
Hay còn gọi là Kê huyết đằng, Hồng Đằng, Dây máu. Huyết đằng vị đắng chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết…
Trong dân gian người ta thường thu hái thân cây về cắt khúc phơi khô để làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức, sưng đau do ngã, huyết hư váng đầu.
Lá lốt
Lá lốt là cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp có mặt trong hầu hết các bài thuốc trị bệnh xương khớp nhờ chứa nhiều dược chất quý. Tinh dầu lá lốt kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm tự nhiên tốt cho chứng nhức xương khớp khi trời lạnh hoặc sưng đau các khớp do thoái hóa.
Lá lốt vị cay, tính ấm. Dùng điều trị các chứng: Đau lưng, tê thấp, tê bại, sưng đầu gối, chân tay lạnh, bàn chân tê buốt.
Cách dùng: Sắc uống 20 gram tươi hoặc 10 gram khô. Dùng Lá lốt, ngải cứu mỗi thứ 20 gram rửa sạch giã nát, đảo nóng lên để chườm vào khớp bị bệnh để trị bệnh thoái hóa.
Ngải cứu
Ngải cứu là loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Ngoài việc được sử dụng như nguyên liệu của các món ăn bổ dưỡng, ngải cứu còn có tác dụng hoạt huyết điều kinh và là 1 loại cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp. Ngải cứu thường được dùng là ngải cứu trắng có tác dụng hoạt huyết, thông mạch, kháng viêm giảm đau. Đây là cây thuốc trị xương khớp dân gian lư truyển.
Cách dùng: Có thể sắc nước uống, nấu canh. Hoặc có thể dùng một nắm ngải cứu cho vào khăn mỏng cùng một ít muối rang hoặc quay bằng lò vi sóng đắp lên vùng lưng sẽ có giấc ngủ ngon và sâu.
Đinh lăng gai
Đinh lăng gai hay còn gọi là cây Cuồng, Đơn Châu Chấu hay Độc lực là một cây thuốc trong vườn nhà, toàn thân cây đều có thể sử dụng làm thuốc cây thuốc trị xương khớp
Đinh lăng gai có vị cay, đắng, tính ấm. Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong trừ thấp . Thành phần rễ đinh lăng gai có tính kháng sinh mạnh có thể dùng để giải độc, thân cây có tác dụng bổ và lá có tác dụng chữa đau nhức xương là cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp, tiêu độc.
Cỏ xước
Cỏ xước hay còn gọi là Ngưu tất Nam, dù chỉ là loại cỏ mọc hoang nhưng lại có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh xương khớp.
Trong rễ của cây này chứa các chất alkaloid và saponin có tác dụng giãn nở mạch máu, hạ huyết áp và được dùng như một loại thuốc chống viêm, giảm đau tự nhiên cho các bệnh nhân xương khớp.
Theo đông y, cỏ xước tính mát, có vị chua đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm. Cỏ xước chủ yếu dùng rễ cho các bệnh: phong thấp tê mỏi, viêm khớp, đau lưng, nhức xương, kinh nguyệt không đều, huyết ứ tử cung, chân tay co quắp, tiểu buốt, tiểu rắt, thoát vị đĩa đệm.
Cỏ xước có thể sắc uống đơn lẻ 10-15 gram hay kết hợp với các vị thuốc khác.
Cây xấu hổ (cây Trinh nữ)
Người miền Bắc thường gọi tên cây Trinh nữ này là cây Xấu hổ hay mắc cỡ, cây mọc tràn lan ở ven đồi hoặc ven đồng ruộng, ven đường. Bạn có thể nhận biết cây bằng cách chạm nhẹ vào sẽ thấy lá cụp lại.
Với bệnh nhân đau nhức xương khớp: Đem rễ cây Xấu hổ thái mỏng tẩm với rượu trắng, sắc lấy nước uống chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng từ 7-10 ngày.Trinh nữ có vị ngọt chát, tính mát có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm, sưng tấy, đau nhức. Dùng để trị các bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ, nhức xương, chân tay tê bại, nhức xương là cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp nên dùng, viêm phế quản, viêm kết mạc, sỏi niệu.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: