Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Uy linh tiên (dây ruột gà) giúp điều trị bệnh đau nhức gân xương và tiểu tiện khó

Cao chè vằng nguyên chất

– vùng đất địa đầu mà cũng là biên cương giữa phương Nam và phương Bắc. Trong số đó, có thể kể đến uy linh tiên (hay còn gọi là dây mộc thông, dây ruột gà), vị thuốc đa công dụng nhưng được chú ý nhiều ở khả năng điều trị các bệnh về gân xương.

Uy linh tiên (ULT) có tên khoa học là Clematis chinensis, thuộc họ Hoàng liên (1).

Đây là loài dây leo bụi, hơi thành gỗ với các lá kép mọc đối. So với các loài hoa rực rỡ khác thì hoa uy linh tiên đơn sơ hơn với màu trắng thanh khiết và chính vẻ đẹp ấy lại gợi lên cảm giác về sự bình dị, gần gũi, đời thường. Những bông hoa mọc thành chùm, trắng ngà với các nhị dài bung tỏa ấy, phải chăng cũng đã từng làm xao xuyến những khách thơ?

Hoa (ULT)

Công dụng làm thuốc của uy linh tiên

Hoa (ULT) thì đẹp thật nhưng bộ phận được dùng làm thuốc của cây lại không phải là hoa (mà là rễ và thân).

Rễ: Theo thuocnam.mws.vn, rễ uy linh tiên có cay mặn, tính ấm và thường được biết đến với các tác dụng như:

  • Làm thông kinh lạc.
  • Điều trị phong thấp, đau nhức gân xương (chân, lưng, gối).
  • Điều trị tiêu hóa kém, bụng kết hòn tích đọng.
  • Giúp lợi tiểu và điều trị tiểu tiện khó.
  • Giúp lợi sữa và điều trị kinh nguyệt không đều.
  • Giúp giải độc rượu.
  • Điều trị thiên đầu thống.
  • Điều trị sốt rét, vàng da.
  • Là thuốc dẫn cho các bài thuốc chữa phong.

Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 3 – 9 g mỗi ngày (lưu ý không được dùng quá liều) (1) (3).

Thân: Bên cạnh rễ thì thân cây (ULT) cũng được dùng làm thuốc. Theo thuocnam.mws.vn, vị thuốc này hơi ngọt và hơi đắng nhưng có tính mát, được dùng điều trị các chứng như hoàng đản (vàng da), huyết trắng và phù thũng. Cách dùng: sắc uống mỗi ngày từ 15 – 20 g (1).

Hoa và dây uy linh tiên

Hoạt tính của uy linh tiên qua các công trình nghiên cứu

  • Hoạt tính chống ung thư: Theo tạp chí Journal of Chinese Medicinal Materials, kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy hoạt chất saponin từ uy linh tiên có thể tiêu diệt các tế bào khối u EAC, S 180 A và Hep A (trên chuột thí nghiệm) (5).
  • Tác dụng hạ huyết áp: Theo tạp chí The American Journal of Chinese Medicine, chiết xuất nước của uy linh tiên cho thấy tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế tiết histamin (từ kết quả nghiên cứu in vivo và in vitro) (6).
  • Tác dụng kháng viêm mạnh mẽ: Kết quả phân tích thành phần hóa học từ rễ và thân rễ uy linh tiên cho thấy có ít nhất 11 hoạt chất có tác dụng chống viêm (thông qua hoạt động ức chế các enzyme COX – 1 và COX – 2) (7).
  • Tác dụng chống oxy hóa: Theo tạp chí China Journal of Traditional Chinese Medicine and Pharmacy, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và xác nhận tác dụng chống oxy hóa đáng kể của uy linh tiên. Tác dụng này được thể hiện qua khả năng loại bỏ các gốc tự do, làm giảm hàm lượng MDA và bảo vệ gan trước tổn thương do oxy hóa (8).

Rễ uy linh tiên

Những lưu ý khi dùng thuốc

Theo ghi chép thì uy linh tiên là vị thuốc “ít độc”. Tuy nhiên, trong rễ cây vẫn có chất protoanemonin có thể gây kích ứng da và làm nổi phồng nếu tiếp xúc lâu. Mặt khác, nếu dùng thuốc này với liều cao sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày và thậm chí tử vong (1). Vì vậy, cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bên cạnh đó, khi dùng uy linh tiên làm thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề như:

  • Kiêng kị: Khi dùng (ULT) thì không được uống nước trà và ăn canh miến (3).
  • Đối tượng: Những người huyết hư, gân co mà không phải thực tà, phong thấp thì không được dùng (3). Bên cạnh đó, những người đang bị suy nhược và khí huyết hư cũng cần thận trọng (4).
  • Phân biệt: Uy linh tiên còn được gọi là mộc thông nhưng có nhiều cây khác cũng có cùng tên này (đơn cử như cây khố rách cũng được gọi là mộc thông).
  • Thay thế: Rễ cây bạch hạc cũng được dùng để thay thế cho rễ (ULT) và được gọi là Nam uy linh tiên (3).
  • Lựa chọn: Loại cây có các sợi rễ đều, thịt rễ trắng, khô và chắc được xem là tốt (3).
  • Liều lượng: Không được dùng quá liều và không nên dùng lâu. Bên cạnh đó, vị thuốc này nếu dùng nhiều sẽ dễ làm hại khí (4).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: