Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh một cách hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh có thể kể đến như ngứa hậu môn, đau nhức khi ngồi hoặc đứng quá lâu, đau nhức hoặc có ít máu lẫn trong phân khi đi đại tiện, sa búi trĩ… Khi mới xuất hiện các triệu chứng này, mẹ bỉm sữa có thể áp dụng một số mẹo chữa trĩ sau sinh tại nhà sau đây:

1. Cách chữa trĩ sau sinh bằng nghệ vàng

Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh
Nghệ vàng chứa curcumin, có tác dụng tốt với vùng bị trĩ

Nghệ vàng tính ôn, vị cay đắng, tác dụng chính là giảm đau, tiêu sưng, kích thích tiêu hóa, tăng cường lưu thông khí huyết. Trong nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa nên có thể giúp giảm ngứa, giảm đau, hỗ trợ việc co lại của các búi trĩ.

Đặc biệt, phụ nữ sau sinh sử dụng nghệ còn giúp nhanh hồi phục cơ thể, liền sẹo rất tốt.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng nghệ với muối ăn

  • Nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi, 1 quả sung, 2 bó diếp cá, 1 thìa muối ăn
  • Nghệ giã nát, sung bổ đôi, diếp cá rửa sạch rồi đun với 2 lít nước
  • Thêm 1 ít muối, đun trong 15 phút rồi tắt bếp, thấy nước còn hơi ấm thì đổ ra chậu để ngâm rửa vùng bị trĩ.

Cách 2: Dùng nghệ với bồ kết và các thảo dược khác

  • Nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi, 5 trái bồ kết, lá lốt, lá sung, lá cúc tần, ngải cứu mỗi thứ 1 nắm
  • Nghệ rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào nồi nấu với các loại lá đã chuẩn bị cùng 2 lít nước
  • Khi sôi thì cho bồ kết vào, đun trong 10 phút, đổ nước ra chậu để xông hậu môn
  • Khi nước còn hơi ấm, không thấy hơi nước bốc lên nữa thì dùng nước này rửa vùng bị trĩ.

Cách 3: Dùng tinh bột nghệ với mật ong

  • Nguyên liệu: 1 thìa bột nghệ, 2 thìa mật ong
  • Pha tinh bột nghệ, mật ong với nước ấm
  • Uống 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng tối.

Lưu ý: Không dùng nghệ lúc đói, thời điểm sử dụng tốt nhất là sau bữa ăn.

2. Ngâm nước ấm

Một trong những mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh đơn giản, hiệu quả mà chị em có thể áp dụng chính là ngâm nước ấm. Thường áp dụng cho các trường hợp như táo bón, khó chịu khi đi tiêu, trĩ sa ngoài hậu môn. Ngâm nước ấm sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu để hậu môn đồng thời giảm đau, viêm sưng và làm dịu các kích ứng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 ít muối, 1 chậu nông sạch
  • Cho nước ấm vào chậu, thêm một ít muối, kiểm tra nhiệt độ của nước xem đã thích hợp chưa
  • Ngâm hậu môn trong 15 – 20 phút rồi lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.

Ngoài ra, nếu không sử dụng muối, bạn có thể thay thế bằng giấm hoặc baking soda. Tuyệt đối không thêm sữa tắm hoặc xà phòng để tránh gây kích ứng.

3. Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa cũng là cách chữa bệnh trĩ hay mà người bệnh không nên bỏ qua

Sử dụng dầu dừa cũng là một biện pháp chữa trĩ sau sinh được dân gian thường xuyên áp dụng. Trong dầu dừa có acid lauric có tác dụng giảm đau, giảm ngứa rát hậu môn và chống viêm mạnh mẽ. Không chỉ vậy, dầu dừa còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm giảm hội chứng ruột kích thích từ đó cải thiện đáng kể tình trạng táo bón. Ngoài ra, dầu dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở búi trĩ đồng thời giúp vết thương ở niêm mạc hậu môn nhanh lành hơn.

Cách thực hiện: 

Cách 1: Chỉ dùng dầu dừa

  • Chuẩn bị 1 lọ dầu dừa nguyên chất
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lau khô bằng khăn mềm
  • Bôi dầu dừa lên búi trĩ và vùng da xung quanh, để trong 20  – 30 phút thì rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện 2 –  3 lần/ngày, nên dùng bông gòn sạch thấm dầu dừa để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Cách 2: Dùng dầu dừa và dầu cây phỉ

  • Pha dầu dừa và dầu cây phỉ theo tỷ lệ 1:1
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, bôi hỗn hợp này lên để trong 20 phút
  • Rửa sạch lại bằng nước ấm.

Cách 3: Dùng đạn dầu dừa

  • Chuẩn bị 3 tép tỏi và 3 muỗng dầu dừa
  • Tỏi bóc, nghiền mịn, trộn với dầu dừa
  • Cho vào khuôn và đem đi làm đông
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, đặt đạn dầu dừa vào trực tràng.

4. Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng vỏ quả lựu

Quả lựu không chỉ được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng mà còn mang lại hiệu quả rất tốt khi dùng làm thuốc. Trong vỏ quả và vỏ rễ lựu có chứa hoạt chất peletierin, izopenletierin, ac.usolic, iso quercetin, ac.betulic và đặc biệt còn chứa nhiều tanin và granatin. Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, hơi chát, tính ấm có tác dụng khử trùng, cầm máu… hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh trĩ sau sinh.

Cách thực hiện:

Cách 1: Trị trĩ loét chảy máu

  • Chuẩn bị 50 – 100g vỏ quả lựu
  • Rửa sạch, sắc lấy nước xông rửa hậu môn hàng ngày

Cách 2: Trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài

  • Chuẩn bị một ít ruột quả lựu, đem sấy khô tán bột
  • Mỗi lần lấy 10 – 12g bột lựu khô uống với nước cơm
  • Ngoài ra, có thể lấy một quả lựu tươi nguyên vỏ, đem giã nát, sắc với nước và một ít muối để uống.

Lưu ý: Lựu có tương tác với một số thuốc điều trị tăng huyết áp nên cần thận trọng khi sử dụng. Đặc biệt, không dùng lựu với củ cải.

5. Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng vừng đen

Vừng đen hay mè đen có tác dụng tăng độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn
Vừng đen hay mè đen có tác dụng tăng độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn

Vừng đen (hay mè, chima) có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe, tăng độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Không chỉ vậy, vừng đen còn giúp cầm máu, giảm đau, phòng ngừa viêm nhiễm nên có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị bệnh trĩ sau sinh. Đặc biệt, vừng đen giàu protein, choline, methionine, phytin, chất xơ và các vitamin có thể giúp thông đại tiện, nhuận tràng, chữa táo bón. Đồng thời giúp tăng lượng sữa sau sinh, an toàn cho bé, nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng vừng đen mật ong

  • Nguyên liệu 1kg vừng đen, 1 ít mật ong nguyên chất
  • Vừng rửa sạch, vớt phần nổi trên mặt nước, để ráo, phơi khô dưới nắng
  • Đổ vào chảo rang, khi nghe tiếng nổ lộp bộp thì cất vào lọ dùng dần
  • Khi dùng lấy mè ra nghiễn nát, trộn với mật ong theo tỷ lệ 1 muỗng mè : ⅓ muỗng mật ong, nhai nuốt hoặc uống với nước
  • Thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần.

Cách 2: Dùng cháo vừng đen

  • Nguyên liệu: 30g vừng đen, 80g gạo tẻ, 80g gạo nếp 100g thịt nạc heo
  • Cho gạo vào nồi nấu cháo như bình thường, lúc mới đun cần đảo liên tục
  • Khi sôi thì cho vừng và thịt nạc vào, vặn nhỏ lửa, ninh đến khi cháo nhừ thì nêm nếm vừa ăn để dùng.

Cách 3: Uống nước vừng đen

  • Nguyên liệu: Vừng đen, trắc bách diệp, bạch dược, sinh địa, đại hoàng mỗi thứ 4g; xuyên khung, đương quy, hồng hoa, đào nhân, hòe hoa mỗi thứ 9g
  • Đem nguyên liệu đã chuẩn bị sắc với 3 bát nước sạch thấy còn 1 bát thì tắt bếp
  • Đổ nước thuốc ra bát, để nguội, uống liên tục 1 lần/ngày trong 1 tháng.

6. Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng đu đủ

Đu đủ là một loại cây quen thuộc trong đời sống của người Việt với giá trị dinh dưỡng cao và tác dụng chữa bệnh tốt. Trong đu đủ chứa nhiều acid amin, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của con người. Không chỉ vậy, đu đủ còn chứa beta caroten, một tiền chất của vitamin A có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ làm lành vết thương. Theo Đông y, đu đủ vị ngọt, tính hàn, công dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, thanh tâm, nhuận phế có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.

Hơn nữa, đu đủ còn là một món ăn giúp các mẹ về sữa nhanh, nhiều hơn sau sinh. Rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không sợ gây ảnh hưởng gì tới sữa mẹ cũng như bé.

Cách thực hiện:

Cách 1: Chữa trĩ bằng đu đủ xanh

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, nhiều nhựa, bổ đôi
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể nhất là vùng bị trĩ
  • Dùng hai nửa quả đu đủ úp vào hai bên cẳng chân, cuống đu đủ quay lên trên, cố định lại bằng dây vải
  • Để qua đêm, rửa sạch vào sáng hôm sau, kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Cách 2: Dùng chè đu đủ

  • Nguyên liệu: 300g đu đủ chín, 30g đường trắng
  • Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, đun sôi với 500 – 700ml nước sạch
  • Khi nước gần sôi thì cho đường trắng vào, khuấy đều, đun ở lửa nhỏ thêm 5 phút là có thể dùng được.

Cách 3: Dùng đu đủ hầm xương lợn

  • Nguyên liệu: Đu đủ, hành lá, xương lợn
  • Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ
  • Xương lợn và hành lá rửa sạch
  • Đun sôi nước, cho xương heo vào chần trong 5 phút, vớt ra để ráo
  • Cho xương heo và đu đủ vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong 20 – 25 phút
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá rồi tắt bếp để nguội và thưởng thức.

7. Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng nha đam

Nha đam giúp thúc đẩy các tổn thương hồi phục nhanh
Nha đam giúp thúc đẩy các tổn thương hồi phục nhanh

Nha đam là một trong những thảo dược trị bệnh ngoài da và các bệnh viêm nhiễm hiệu quả được nhiều người áp dụng do lành tính, dễ tìm, dễ thực hiện. Chất gel trơn và các khoáng chất trong nha đam có khả năng xoa dịu cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng bị trĩ. Đặc biệt, nha đam còn chứa enzym bradykinin có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ quá trình phục hồi của các tế bào niêm mạc bị tổn thương.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng gel nha đam

  • Nha đam gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài chỉ lấy lớp gel bên trong
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lau khô bằng khăn mềm
  • Bôi gel nha đam lên vùng bị trĩ, để trong 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước.

Cách 2: Dùng nha đam và dầu oliu

  • Trộn gel nha đam và dầu oliu theo tỷ lệ 2:1 (có thể thay thế dầu oliu bằng dầu dừa).
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
  • Bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên búi trĩ và vùng xung quanh.

Cách 3: Dùng nước nha đam đường phèn

  • Chuẩn bị một ít lá nha đam, rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, ngâm với nước muối trong 20 – 30 phút
  • Cắt nhỏ bỏ vào tô riêng, đun sôi nước, cho nha đam và đường phèn vào nấu
  • Sau 20 phút thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức.

Lưu ý: Nhựa  nha đam nguyên chất có chứa một số độc tố, đồng thời nó có thể làm nhuận tràng, gây tiêu chảy. Do đó, hạn chế sử dụng nước nha đam, bởi nó có thể vào sữa, gây ảnh hưởng tới bé.

Những lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh

Khi áp dụng các phương pháp chữa trĩ tại nhà, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hiệu quả của các phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Sẽ có những trường hợp dị ứng với một số cây thuốc do đó nếu thấy các biểu hiện như ngứa rát, châm chích thì nên ngưng áp dụng, rửa sạch lại với nước muối.
  • Các mẹo trên chỉ phù hợp với người bệnh trĩ sau sinh nhẹ, trĩ độ 1, không có tác dụng với người mắc trĩ nặng, trĩ lâu ngày.
  • Song song với việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, cần cải thiện tình trạng táo bón để giảm áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn bằng cách uống nhiều nước, ăn đủ chất xơ, hạn chế đồ ăn nhiều muối, nhiều gia vị và đặc biệt không ăn đồ cay nóng.
  • Bên cạnh đó, mẹ nên tắm nước ấm mỗi ngày, tích cực luyện tập thể dục thể thao, hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ
  • Nên tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày, tốt nhất là nên đi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Bệnh trĩ sau sinh không thể tự khỏi nếu chị em không có biện pháp điều trị kịp thời và không chịu thay đổi những thói quen xấu gây bệnh của mình. Nếu các mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hoàn toàn không có tác dụng, tốt nhất chị em nên thăm khám để được điều trị kịp thời.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: