Đường huyết cao là hiện tượng hàm lượng đường glucose trong máu tăng cao bất thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do người bệnh thường xuyên bị stress, căng thẳng làm phiền hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống bất hợp lý hay không dùng thuốc hạ đường huyết. Cho dù là yếu tố nào gây bệnh, người bệnh cũng cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm về sau.
4 cách hạ đường huyết nhanh tại nhà
Thông thường, đường huyết thường tăng cao đột ngột sau bữa ăn 1 giờ. Để hạ đường huyết xuống mức ổn định, bệnh nhân có thể thực hiện các cách sau đây:
1. Uống nhiều nước
Theo các chuyên gia cho biết, nước khi được dung nạp vào cơ thể giúp làm loãng máu. Chính vì vậy, chúng giúp làm loãng bớt lượng đường trong máu và giúp hạ đường huyết. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên uống nhiều nước để đẩy đường ra ngoài.
Để hạ đường huyết nhanh tại nhà, bệnh nhân nên uống liền hai ly nước lớn rồi sau đó chờ 3 phút và uống tiếp ly thứ ba. Mặc dù cách làm này giúp làm giảm lượng đường trong máu nhưng những đối tượng sau đây không nên áp dụng:
- Người bị bệnh thận
- Bệnh nhân bị suy tim
- Người bị cao huyết áp
2. Giấm
Một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư dinh dưỡng của trường đại họcbang Arizona, Carol Johnston cho thấy, sử dụng 2 thìa giấm trước bữa ăn có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Do đó, để hạ đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên uống 2 muỗng giấm trước bữa ăn. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể dùng giấm trộn chung với các loại rau ăn để làm giảm sự gia tăng hàm lượng glucose trong máu.
3. Trà xanh
Trà xanh là một trong những thức uống quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài công dụng thưởng thức, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể và giải độc. Đồng thời, trà xanh còn được sử dụng như một trong những cách hạ huyết áp nhanh chóng ngay tại nhà được nhiều người tin dùng nhờ tác dụng giảm huyết.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên sử dụng trà xanh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu xuống 30mg/dL. Do đó, người bệnh cao huyết áp nên uống trà xanh mỗi ngày để ổn định đường huyết trong máu và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
4. Quế
Quế cũng là một loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe. Chúng giúp làm tăng độ nhạy cảm của insulin bằng cách giảm kháng insulin ở cấp độ tế bào. Chính vì vậy, quế có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu tới 29%.
Chưa kể hết, quế còn tác dụng làm chậm sự phân giải carbohydrate, từ đó giúp kìm chế sự tăng đột ngột đường trong máu. Ngoài ra, chúng có tính chất hoạt động tương tự insulin, giúp đường trong máu đi vào tế bào và được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các cơ bắp hoạt động.
Nhờ những tác dụng tuyệt vời này, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên uống hoặc ăn từ 1 – 6 gram quế mỗi ngày để cải thiện tình trạng đường huyết cao trong máu. Tuy nhiên, khi sử dụng quế, bệnh nhân không nên quá lạm dụng để tránh phản ứng phụ gây hại sức khỏe.
⇒ Lưu ý: Những cách hạ đường huyết này chỉ có tác dụng hiệu quả trong trường hợp người bệnh bị đường huyết cao do thay đổi lối sống hoặc do chế độ ăn. Trong trường hợp bệnh nhân quên uống thuốc, không nên áp dụng những cách nêu trên vì chúng không mang lại tác dụng điều trị.
Hướng dẫn 6 cách hạ đường huyết lâu dài
Dưới đây là 6 cách mà người mắc bệnh tiểu đường có thể làm để giảm lượng đường trong máu và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
1. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, mức đường huyết an toàn ở mỗi người bệnh là không giống nhau. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện lượng đường trong máu cao là bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra bằng máy đo cầm tay. Thời gian thực hiện kiểm tra thích hợp nhất là vào buổi sáng khi chưa ăn, sau khi ăn khoảng 2 tiếng và trước khi đi ngủ.
2. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin. Đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy tăng cân ở người mắc bệnh tiểu đường.
Chưa kể đến, thiếu ngủ làm tăng tình trạng căng thẳng, stress là yếu tố tác động làm giải phóng hormone tăng trưởng và tăng nồng độ của cortisol. Hai hoạt chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng lượng đường trong máu và khiến bệnh tiểu đường thêm nặng, tăng nguy cơ biến chứng. Do đó, để hạ đường huyết trong máu, bệnh nhân cần duy trì giấc ngủ ngon và sâu mỗi ngày.
3. Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Các nghiên cứu cho thấy, nếu người bệnh ăn một chế độ ăn ít carbohydrate và giàu protein sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát glucose trong máu.
Ngoài ra, chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng đường trong máu nhờ cơ chế làm chậm tốc độ phân hủy carbohydrate và hạn chế cơ thể hấp thụ đường. Do đó, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên sử dụng thêm thực phẩm giàu crom và magie để cải thiện lượng đường cao trong máu.
Dưới đây là một số thực phẩm bệnh nhân có thể sử dụng như:
- Khoai lang
- Thịt
- Cá
- Các loại hạt
- Sữa ít béo
- Rau không tinh bột, rau lá xanh như rau đay, đậu bắp hoặc rau mồng tơi
4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Giảm cân là một trong những cách hạ đường huyết lâu dài và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện. Theo một số thống kê, giảm 7% trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm tới 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Điều này cho thấy, giảm cân mang lại hiệu quả cao hơn sử dụng thuốc hạ đường huyết. Không những thế, cách làm này còn giúp cơ thể người bệnh trở nên thon gọn và khỏe mạnh hơn.
5. Tập thể dục thường xuyên
Tham gia các hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục giúp người bệnh giảm cân. Đồng thời, cách hạ đường huyết này còn có tác dụng tăng độ nhạy cảm với insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào trong cơ thể sẽ sử dụng tốt hàm lượng đường có sẵn trong máu. Từ đó giúp chuyển hóa đường thành năng lượng phục vụ cho hoạt động của cơ thể, giúp giảm đường huyết trong máu.
6. Tránh căng thẳng
Căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân gây đường huyết cao. Thông thường, khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol và glucagon khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến. Để làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân nên loại bỏ stress và căng thẳng bằng cách thư giãn. Ngồi thiền, âm nhạc trị liệu hoặc tập các động tác thể dục, yoga,… là những cách giúp giảm căng thẳng và hạ đường huyết hiệu quả ngay tại nhà.
Những cách hạ đường huyết nêu trên có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh đường huyết cao. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng gây biến chứng nguy hiểm, tốt nhất nên nhân nên thăm khám định kỳ và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: