XUYÊN TÂM LIÊN LÀ GÌ?
Xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis paniculata. Trong dân gian, xuyên tâm liên còn có nhiều tên gọi khác như: Lam khái liên, khổ đảm thảo, cây cồng cộng… Thảo dược được xem như một laoij kháng sinh thực vật. Chúng thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, cảm cúm thông thường thay thế cho thuốc kháng sinh.
Trong thời kỳ chiến tranh, người ta thường sử dụng lam khái liên thay cho thuốc kháng sinh. Ngày nay, thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi nên loài cây này ít được sử dụng. Theo nhiều lương y và thực tế cho thấy, cây cồng cộng mang nhiều lợi ích hơn thuốc kháng sinh.
ĐẶC ĐIỂM CỦA XUYÊN TÂM LIÊN
Đây là loài cây nhỏ, mọc thẳng đứng
Chiều cao trung bình từ 0.3-0.8m, nhiều đốt, rất nhiều cành
Hoa màu trắng điểm hồng, mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành
Lá mọc đối xứng, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuôn dài hay hơi có mũi mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn
Cây cồng cộng mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Người dân nơi đây thường sử dụng cây cồng cộng để chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng.
Cây xuyên tâm liên thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, ngoài ra cây cồng cộng cũng có mọc ở một số tỉnh miền Trung
CÔNG DỤNG CỦA XUYÊN TÂM LIÊN
Theo Đông y, cây cồng cộng có vị đắng, tính hàn. Thảo dược có tác dụng:
Xuyên tâm liên có tác dụng gì? – Tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Xuyên tâm liên điều trị viêm đường hô hấp như (Viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản…)
Tác dụng điều trị viêm hệ tiêu hóa (Viêm ruột cấp, viêm dạ dày cấp, đau bụng, đi ngoài…)
Công dụng điều trị viêm nhiễm cấp hệ bài tiết (Viêm thận cấp, viêm tiết niệu, viêm bàng quang…)
Tác dụng điều trị viêm gan cấp (Viêm gan B)
Tác dụng đắp ngoài để điều trị rắn độc cắn
Tác dụng điều trị mụn nhọt, viêm nhiễm
CÁCH SỬ DỤNG XUYÊN TÂM LIÊN
Đối với từng loại bệnh, xuyên tâm liên được dùng theo các cách khác nhau:
CÂY CỒNG CỘNG CHỮA HO DO LẠNH
Cây cồng cộng 12g
Địa cốt bì 10g
Tang bạch bì 10g
Cam thảo 8g.
Cho tất cả vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm. Dùng liền 5 ngày.
Chữa cảm mạo, đau đầu bằng cây cồng cộng
Xuyên tâm liên 45g tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước ấm. Dùng liền 5 ngày. Sau đó ăn cháo nóng.
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN VỚI CÂY CỒNG CỘNG
Cây cồng cộng: 12g
Huyền sâm: 12g
Mạch môn: 12g
Ngân hoa 12g.
Cho tất cả các vị sắc với 3 bát nước, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm. Dùng liền 9 ngày.
LỞ NGỨA, RÔM SẢY, MỤN NHỌT
Lá xuyên tâm liên 1 nắm giã nát với rượu, dùng để xoa, đắp tại chỗ. Kết hợp cho uống thuốc sắc: Kim ngân hoa, sài đất, bèo cái, lá trắc bá, lá tre, mỗi thứ một nắm nhỏ, sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng đến khi khỏi.
CHỮA TIỂU TIỆN NHỎ GIỌT, NƯỚC TIỂU VÀNG
Lấy 15 lá cây cồng cộng tươi, rửa sạch, để ráo giã nát, thêm chút mật ong, hãm nước sôi uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Hỗ trợ chữa viêm phế quản
Cây cồng cộng, huyền sâm, mạch môn mỗi thứ 12g; vỏ quýt lâu năm, cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng 9 ngày.
Lưu ý: Theo Đông, xuyên tâm liên là vị thuốc lạnh. Nếu sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: