Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị hay đơn giản

Cao chè vằng nguyên chất

Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là lớp niêm mạc hoặc tá tràng của dạ dày bị viêm loét (phần đầu của ruột non). Sở dĩ dạ dày bị viêm loét là do sự bào mòn của độ acid và pepsin bên trong lòng của dạ dày. Bệnh được chẩn đoán ở mọi độ tuổi, nhưng xuất hiện phổ biến ở những người già hơn.

Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng được xem là hiện tượng hoại tử vùng niêm mạc của dạ dày

Tùy theo đặc điểm và vị trí viêm loét dạ dày có nhiều tên gọi như: đau dạ dày, đau bao tử, loét hang vị, viêm loét tá tràng, viêm cả dạ dày và hành tá tràng.

Viêm loét dạ dày – tá tràng được xem là hiện tượng hoại tử vùng niêm mạc của dạ dày, do kích thước bị viêm loét lớn hơn 0.5cm. Vị trí viêm loét xuất hiện chủ yếu là khu vực tá tràng, chiếm gấp 3 lần khu vực dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng thường xuất hiện những biểu hiện bằng những cơn đau quằn quại ở vùng bụng. Để nhận biết được đây có phải dấu hiệu của viêm loét dạ dày – tá tràng hay không thì bệnh được khởi phát bằng những dấu hiệu sau đây:

  • Đau vùng bụng trên: bệnh sẽ đau từng cơn mỗi khi cảm thấy đói bụng hoặc vào lúc nửa đêm. Có thêm những triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát.
  • Buồn nôn: khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét dẫn đến sự co bóp liên tục trong quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến cho người bệnh nôn hết tất cả thức ăn bao gồm của ngày hôm qua do dạ dày không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn. Nguy hiểm hơn là nôn cả thức ăn lẫn máu.
  • Loét dạ dày: bệnh tái phát sau những lần ăn kéo dài vài chục phút đến vài tiếng, tùy vào từng vị trí mà sẽ có những cơn đau khác nhau.
  • Loét hành tá tràng: bệnh thường xuất hiện vào những lúc đói, hoặc sau giờ ăn khoảng 2 – 3 tiếng, đau dữ dội nhất là khi về đêm.
  • Sụt cân: khi dạ dày bị viêm loét đồng nghĩa là quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn, và cơ thể sẽ không thể hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, dẫn đến tình trạng cơ thể trở nên tiều tụy.
  • Mất ngủ: thường xuyên gây mất ngủ, có cảm giác chập chờn về đêm.
Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng thường xuất hiện những biểu hiện bằng những cơn đau quằn quại ở vùng bụng

Viêm loét dạ dày – tá tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu vết loét: đây là biến chứng thường gặp, người bệnh sẽ có nguy cơ chày máu một hoặc là nhiều lần. Chảy máu vết loét chỉ xảy ra trong tình trạng bệnh đang tiến triển.
  • Thủng dạ dày – tá tràng: thường khiến cho người bệnh đau đớn dữ dội.
  • Hẹp môn vị: thường có tình trạng nôn ra thức ăn cũ, đau vùng bụng trên và nổi gò thượng vị.
  • Ung thư hóa: ung thư hóa chiếm tỉ lệ 5 – 10% thời gian viêm loét kéo dài hơn 10 năm.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): vi khuẩn HP là loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn thường truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng. Và tỉ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn này gây ra chiếm từ 70 – 90%.
  • Sử dụng thuốc: do người bệnh đã từng hoặc vẫn đang sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến dạ dày như Aspirin, Sterol và thuốc chống viêm.
  • Ăn uống: sử dụng nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thức uống có ga gây viêm loét dạ dày.
  • Tâm lý: tình trạng căng thẳng kéo dài, tức giận, buồn bực là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm mất cần bằng cho chức năng dạ dày và đường ruột.

Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thì người bệnh cần phải thực hiện các bước chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng để tìm ra mức độ viêm loét. Thông thường việc chẩn đoán được thực hiện bằng những cách sau đây:

  • Xét nghiệm máu: để kiểm tra tình trạng thiếu máu
  • Xét nghiệm phân: để kiểm tra máu có lẫn trong phân hay không
  • Nội soi: bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bằng cách đưa một ống dài có gắn camera từ miệng xuống dạ dày để kiểm tra
  • Thụt bari chụp X-quang đại tràng: bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc cản quang và tiến hành chụp X-quang để xác định vị trí.

Sau khi thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ để lựa chọn và xác định phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Tây y điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Thông thường Tây y sẽ là cách điều trị được bác sĩ chỉ định sau khi người bệnh thực hiện xong các nội soi và xét nghiệm tại bệnh viện.

Một số thuốc Tây y dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thông dụng bao gồm:

  • Thuốc ức chế axit: Phổ biến là thuốc bơm ptoton và H2, có tác dụng làm giảm sản xuất axit trong dạ dày. Khi lượng axit giảm đồng nghĩa là các vết loét dần hồi phục.
  • Thuốc tiệt trừ H.Pylori: phần lớn nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn HP tấn công, vì thế cần phải tiêu diệt tận gốc con vi trùng này, khi đó nguy cơ viêm loét sẽ được giảm đi đáng kể.
  • Ngừng sử dụng thuốc chống viêm nếu vết loét là do thuốc chống viêm gây ra: Bác sĩ sẽ kê toa cho sử dụng thuốc ức chế axit để ngăn ngừa dạ dày tạo axit. Nếu người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm để làm giảm các triệu chứng khác thì bắt buộc phải sử dụng thuốc ức chế axit vô thời hạn

Những thuốc này có thể đem đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng giúp ngăn chặn và cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng gây nên. Từ đó giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ như chóng mặt, buồn nôn, hoặc khiến vết loét nặng hơn. Việc sử dụng các thuốc này tốt nhất nên tuân theo đúng chỉ dẫn từ chuyên gia, tránh lạm dụng hoặc bỏ dở giữa chừng vì dễ gây kháng thuốc.

Trong một số trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Ca phẫu thuật sẽ tiến hành khi tình trạng viêm loét gây chảy máu, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị hoặc ung thư hóa. Thông thường, giai đoạn cần phải phẫu thuật sẽ xảy ra khi quá trình điều trị trước đó không đạt hiệu quả hoặc người bệnh chủ quan không xử lý triệt để.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: