Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Vị thuốc nam hay từ xơ mướp giúp trị mỏi gối, nhược cơ hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Tác dụng của xơ mướp

Được xếp trong nhóm các vị thuốc nam hay trị phong thấp, xơ mướp có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi niệu.

Theo thuocnam.mws.vn hiện đại, xơ mướp có tác dụng như thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng, an thần, giảm mỡ máu.

Xơ mướp lấy từ quả mướp chín già, đã khô, ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vỏ ngoài và hết lớp thịt còn sót lại ở trong. Rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô. Dùng sống hoặc đốt tồn tính.

Xơ mướp vị thuốc trị phong thấp

Một số bài thuốc nam hay từ xơ mướp

Xơ mướp trị cảm cúm, ốm nóng phát nhiệt, ho nhiều đờm: Xơ mướp 20g, kim ngân hoa 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa nhức mỏi đầu gối, nhược cơ chân tay, mệt mỏi khi vận động:

Xơ mướp 20g, ngưu tất 10g. Sắc uống trong ngày.

Điều trị hen phế quản: Xơ mướp 20g, hạt đay quả dài 12g. Xơ mướp thái nhỏ, hạt đay giã dập, hai vị sao vàng. Sắc kỹ. Chia hai phần. Uống trong ngày. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.

Thúc sởi mọc nhanh, hạn chế các biến chứng: Xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng. Sắc uống trong ngày.

Cầm máu trị rong kinh, băng huyết, đại tiện ra máu: Xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 – 8g chia làm 2 lần, chiêu với nước ấm.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt: Xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng làm thành bánh, rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).


  • Xơ mướp chữa tắc tia sữa

Bài thuốc nam hay xơ mướp sáp ong tăng cường miễn dịch

Lấy xơ mướp, cắt đoạn, xếp thành một lớp trên vỉ hấp. Nồi hấp đã sẵn nước. Tầng sáp ong sau khi đã lấy hết mật được rải đều và mỏng trên xơ mướp. Đậy vung nồi thật kín. Đun sôi nước. Hơi nước sôi bốc lên sẽ làm lớp sáp ong chảy thành giọt qua xơ mướp để lại cặn.

Tiếp tục đun đến khi không còn mảnh sáp trên xơ mướp là được. Bắc nồi ra, để nguội. Sáp ong được sơ chế đóng thành váng trên mặt nước, dày hay mỏng tùy thuộc vào số lượng tầng sáp ong đem chế biến. Vớt sáp ra, đun cách thủy cho chảy, rồi đổ khuôn.

Sáp ong có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chữa bệnh.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: