Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Vị Nhân Sâm Dưới Nước Giúp Bổ Thận Trị Tiểu Đêm một cách hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Mô tả cây Khiếm thực: Cây mọc ở trong đầm, ao, sống hàng năm có lá hình tròn tỏa rộng, lá nổi lên trên mặt nước có màu xanh còn mặt dưới màu tím. Cây nở hoa vào mùa hạ, hoa sẽ trồi lên trên mặt nước, sáng nở chiều héo. Quả súng có hình cầu, chất xốp màu tím hồng, ở mặt bên ngoài có gai, hạt chắc, hình cầu, vỏ màu đen còn thịt màu trắng ngày.

Hoa súng – cây Khiếm thực – nhân sâm dưới nước
Quả Khiếm thực và hạt Khiếm thực khi phơi khô

Phân bố: Cây Khiếm thực chủ yếu mọc ở Trung Quốc, hiện nay cây đã được di thực về Việt Nam nhưng quả Khiếm thực không có hạt. Ở Việt Nam vẫn có vị Khiếm thực nam – thực chất là củ của cây hoa súng dùng để chữa bệnh rất tốt và có công dụng tương tự như cây Khiếm thực.

Bộ Phận Dùng: Hạt của cây khiếm thực dùng để làm thuốc. Khiếm thực Việt Nam dùng củ Súng thay thế.

Thu Hái, Sơ Chế: Vào tháng 9-10 người ta sẽ thu hái hạt Khiếm thực, tách hạt, phơi khô sau đó đập vỡ hạt thành miếng nhỏ cho dễ bảo quản.

Ngoài ra còn một số cách sơ chế khác:

+ Phơi thật khô, chưng cho chín, sau đó bỏ vỏ, lấy nhân, tán bột ( theo Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).

+ Bỏ tạp chất, mốc mọt và những hạt có thịt màu đen, sao vàng, tán nhỏ, để dành dùng (theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

+ Sao Khiếm thực với cám: (cứ 50kg Khiếm thực, dùng 5kg cám), rang nóng, cho tói khi khói bay lên thì cho Khiếm thực vào, sao cho đến khi mầu hơi vàng, lấy ra, lọc bỏ cám, để nguội là được (theo Dược Tài Học).

Thành phần hóa học Khiếm thực:

+ Trong sách Trung Quốc Thực Vật Học Tạp Chí 1987 có ghi Khiếm thực có chứa nhiều tinh bột và Catalaza. Ngoài ra còn chứa Phosphor, Thiamine, Vitamin C, Carotene, Nicotinic acid…

+ Ngoài ra trong Trung Quốc Trung Ương Vệ Sinh Sở 1957 có ghi Khiếm thực có 32% Hydrat Carbon, 4,4% Protid, 0,2% Lipid, 0,009% Calcium, 0,0004% Fe, 0,11% Phosphor, 0,006% Vitamin C.

Công dụng của Khiếm thực

Theo Đông y, Khiếm thực có vị ngọt chát, tính bình, giúp bổ tỳ, ích thận, được dân gian sử dụng làm thuốc an thần, chữa tiểu đêm, thận yếu, lưng đau cho người cao tuổi. Khi kết hợp Khiếm thực với các vị thuốc khác có công dụng chữa mộng tinh, di tinh, hoạt tinh… Còn theo y học hiện đại, Khiếm thực có chứa nhiều chất béo, tinh bột, đường và các nguyên tố vi lượng khác giúp bổ dưỡng và nâng cao sức khỏe.

Theo Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển: Khiếm thực trị tóc bạc, bổ nguyên khó, bồi bổ cho người yếu nhược, đau lưng, mỏi gốc, giúp tinh thần, thể chất và cơ thể cường tráng lâu. (trích lời của Ông Đông Viên)

Cũng theo Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển: Khiếm thực có công dụng bổ Tỳ, Thận. Tuy nhiên không nên sử dụng riêng Khiếm thực vì có thể gây khó tiêu, nhất là đối với trẻ con. Khi kết hợp với các vị thuốc khác lại giúp dễ tiêu và bổ dưỡng gấp nhiều lần.

Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Khiếm thực bổ Tỳ dựa trên vị ngọt của nó và bổ Thận nhờ vị sáp. Khi sử dụng lâu dài sẽ có công dụng bổ như Sơn dược. (Hoàng Cung Tú nói)

Khiếm thực chống ung thư: Cuốn “Hoàng đế nội kinh” ghi: Khiếm thực làm tăng khả năng hấp thu của ruột non từ đó giúp bài tiết xylose, tăng được nồng độ carotene trong huyết thanh từ đó giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi,ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.

Ngăn chặn lão hóa: Khiếm thực chứa nhiều tinh bột, vitamin giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể từ đó đảm bảo dinh dưỡng để kéo dài tuổi thọ rõ rệt.

Khiếm thực có rất nhiều công dụng chữa bệnh được dân gian ưa chuộng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Khiếm thực

Bài thuốc Khiếm thực chữa mộng tinh, hoạt tinh:

Nguyên liệu: 60g Khiếm thực, Long cốt 60g, Ô mai nhục 60g, Liên hoa nhụy 30g, Tất cả tán bột. Còn Sơn dược chưng chín, bỏ vỏ và nghiên nát trộn cùng với bột. Vo viên bằng hạt đậu nhỏ, mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói. (theo Ngọc Tỏa Đơn – Lỗ Phủ Cấm phương).

Chữa viêm phế quản mạn tính, người già hư suyễn:

Nguyên liệu: 50g Khiếm thực, táo nhân 10g, gạo tẻ 100g, cùi hồ đào 10g. Khiếm thực mang đập giập còn hồ đào nghiền cả vỏ. Cho các vị trên nấu cháo như bình thường, có thể thêm đương phèn và ăn làm 2 lần/ngày.

Chữa thận hư, khí nhược, tiểu tiện đục:

Nguyên liệu: 15g Khiếm thực, phục linh 10g, gạo tẻ lượng vừa đủ. Khiếm thực và phục linh giã nát, làm mềm bằng cách sắc với nước trước rồi mới cho gạo vào nấu cháo. Ăn liên tục từ 5-7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc Khiếm thực trị di tinh bạch trọc:

Theo Thủy Lục Nhị Tiên Đơn – Thông Hành: Lấy lượng bằng nhau Khiếm thực, Kim anh tử. Khiếm thực gĩa nát, phơi khô, tán thành bột, rồi trộn với cao Kim anh làm viên. Ngày uống 8-12g viên này.

Khiếm thực trị tiểu đường:

Nguyên liệu: 30g Khiếm thực, gan heo 80 – 120g nấu chung ăn hàng ngày.

Chữa di mộng tinh, mất ngủ:

Nguyên liệu: khiếm thực 10g, phục thần 20g, hạt sen 40g. Cho tất cả các vị vào đun nhỏ lửa đến khi mềm thì cho thêm đường, bỏ bã phục thần. Ăn hạt sen, khiếm thực, uống nước.

Chữa thận hư, di tinh, đái dầm, tỳ hư, đại tiện lỏng:

Nguyên liệu: hạt kim anh 15g, khiếm thực 20g, gạo lứt 100g và đường phèn vừa đủ. Bỏ nhân hạt kim anh, sắc cùng khiếm thực sắc lấy nước bỏ bã. Sau đó cho gạo lứt vào nấu cháo, thêm đường vừa đủ, ăn trong ngày.

Tác dụng Khiếm thực chữa khí hư, di tinh, thận hư, tiểu không tự chủ:

Nguyên liệu: ngân hạnh 10g, khiếm thực 30g, gạo nếp 30g. Nấu cháo ăn ngày 1 lần. Ăn liên tục 7-10 ngày.

Chữa thần kinh suy nhược, viêm ruột mạn tính:

Nguyên liệu: lấy lượng bằng nhau khiếm thực và kim anh tử, tán nhỏ, thêm mật hoàn viên. Ngày uống làm 2-3 lần, mỗi lần 4g.

Khiêm thực chữa tiểu đêm, lưng đau, gối mỏi, tỳ hư, ăn uống kém:

Nguyên liệu: Khiếm thực đem sao vàng, tán bột mịn. Uỗng ngày 2 lần, mỗi lần 8g, tốt nhất khi uống với nước sắc phá cố chỉ, ích trí nhân (mỗi vị 6g).

Chữa tiêu chảy lâu ngày không dứt, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi:

Nguyên liệu: 30g mỗi vị: biển đậu, liên nhục, khiếm thực, phục linh, bạch truật, sơn dược, hạt ý dĩ, 8g nhân sâm. Các vị trên tán bột mịn, pha với nước sôi, thêm đường, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g.

Khiếm thực chữa tiểu đêm, thận yếu, thận hư

Một số món ăn có Khiếm thực – cây hoa súng

Chè Khiếm thực: khiếm thực 30g, liên nhục 15g. Nấu chín 2 vị này, thêm đường, mỗi ngày làm ăn 2 lần, dùng liên tục trong 1 tháng. Tốt cho người bị khí hư, huyết trắng, tiểu buốt, tiểu dắt.

Canh khiếm thực chữa tiểu đêm, di niệu: sao vàng 30g khiếm thực, đại táo 15g, cho nước vừa đủ nấu chín nhừ. Sau đó cho thêm chút dấm rượu khuấy đều. Uống nước này trước khi ngủ.

Canh tôm khiếm thực cho người tỷ vị hư nhược, kém ăn, chậm tiêu: khiếm thực 30g, trứng gà 2 cái, tôm nõn 60g, thịt lợn nạc 100g, cần tây, mộc nhĩ lượng tuỳ ý, cho thêm chút gia vị, nấu chín nhừ.

Cháo hạt súng cho người di tinh, tiêu chảy, tiểu buốt tiểu dắt: khiếm thực xay bột 60g, gạo tẻ 150g nấu cháo, thêm gia vị muối hoặc đường.

Chè khiếm thực dành cho người suy dinh dưỡng, người cao tuổi: khiếm thực 250g, sơn dược 250g, ngó sen 250g, liên nhục 250g, tất cả tán bột trộn. Mỗi lần dùng 30g bột này khuấy đều với nước sôi thêm đường, ngày ăn 3 lần.

Kiêng kỵ khi ăn Khiếm thực

+ Ăn nhiều Khiếm thực gây khó tiêu hóa.

+ Táo bón, tiểu không thông: không dùng Khiếm thực.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: