Từ lâu nay trong dân gian, người ta vẫn truyền tai nhau rằng chữa bệnh sỏi thận bằng râu ngô rất hiệu quả. Tuy nhiên, điều ấy vẫn còn bị nhiều người hoài nghi về tính chính xác và khoa học. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu xem, liệu uống nước râu ngô có chữa sỏi thận hiệu nghiệm không?
Râu ngô là những sợi xơ bám dọc trái ngô (bắp) sau khi tước bỏ vỏ. Từ xưa đến nay, người ta vẫn thường nấu râu ngô với mía, rễ tranh, mã đề hay lá dứa,… để cho ra đời một thứ nước uống thanh nhiệt, giải độc. Quả thực, râu ngô khi nấu nước uống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một trong những lợi ích của râu ngô đó là chữa bệnh sỏi thận.
Tác dụng của nước râu ngô đối với bệnh sỏi thận
Sự thật là nước râu ngô có thể chữa sỏi thận như dân gian vẫn truyền tai nhau. Có thể lý giải rằng: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu gấp 3 – 5 lần. Điều này giúp bạn làm sạch bàng quang, loại bỏ được những vi khuẩn ở đường tiết niệu. Nhờ tính năng lợi tiểu này, nước râu ngô sẽ giúp chữa bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang hiệu quả. Đối với những người bị sỏi urat, photphat, carbonat, nước râu ngô sẽ giúp đánh tan những tinh thể này và loại bỏ dần ra khỏi thận qua đường tiểu tiện.
Tuy nhiên nếu tinh thể sỏi thận quá to, việc sử dụng nước râu ngô để loại bỏ sỏi thận sẽ không đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp ấy, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có các phương pháp khác giúp bạn điều trị.
Một số tác dụng khác của râu ngô/nước râu ngô đối với sức khỏe mọi người và người bệnh sỏi thận là:
- Giảm lượng đường trong máu, rất thích hợp với bệnh nhân tiểu đường;
- Cung cấp một lượng khoáng chất và vitamin cho cơ thể như: vitamin C, vitamin K, vitamin A, vitamin B1, B2, B6,… và các vi chất khác.
- Cung cấp muối kali và muối canxi cho cơ thể;
- Làm mát máu;
- Làm mát gan, bình gan;
- Lợi tiểu, có tác dụng điều trị chứng bí tiểu;
- Giảm đau ở người bệnh gout;
- Giúp tiêu hóa tốt;
- Điều trị mụn nhọt, vết côn trùng đốt;
- Đông máu nhanh.
Gợi ý một số bài thuốc chữa sỏi thận từ râu ngô
1. Râu ngô tươi nấu nước
Dùng râu ngô tươi để nấu nước là phương cách được nhiều người áp dụng nhất để trị sỏi thận.
Bạn nên chọn râu ngô có sợi to, màu nâu nhung, bóng mượt. Hãy rửa thật kỹ râu ngô để loại bỏ những trứng sâu bọ, đất cát và thuốc trừ sâu,…
Sau đó, bạn cho râu ngô vào nước và đun sôi 30 phút, sắc lấy nước. Bạn cũng có thể hấp cách thủy râu ngô tươi với 200ml nước.
Hãy uống nước râu ngô trước bữa ăn từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
2. Trà râu ngô
Nhiều người thường tước lấy râu ngô, rửa sạch, sau đó mang đi phơi khô để làm trà uống. Trà râu ngô cũng là một cách chế biến nước râu ngô. Tuy nhiên các bác sĩ đông y cho rằng râu ngô phơi khô sẽ bị mất đi nhiều chất dinh dưỡng, vi chất. Sử dụng râu ngô tươi để đun hoặc hãm lấy nước uống là phương pháp tốt nhất.
3. Kết hợp nấu nước râu ngô tươi với các loại lá cây khác
Không chỉ giúp điều trị sỏi thận, một số công thức sau đây còn giúp bạn điều trị thêm một số bệnh khác rất hiệu quả:
- Lợi tiểu, mát gan, điều trị sỏi thận: kết hợp râu ngô tươi với mã đề, rễ tranh, mã đề và mía.
- Điều trị tiểu đường: Sắc râu ngô tươi với mạch môn, tri mẫu và thiên môn.
- Điều trị nhiễm trùng tiết niệu: Nấu râu ngô tươi với mã đề, ý dĩ, rau má, sài đất (10gr) với 1 lít nước.
Các chuyên gia y tế vẫn khuyên rằng, mặc dù nước râu ngô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giải khát, giá rẻ, tính bình, giải độc, mát gan, cung cấp vitamin cho cơ thể,… tuy nhiên bạn không nên uống nước râu ngô dài ngày. Thông thường, liều dùng tốt nhất là uống trong vòng 10 ngày, sau đó tạm ngưng một tuần. Uống nước râu ngô dài ngày có thể gây rối loạn điện giải, thận làm việc mệt mỏi và gây nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: